XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRAA) QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ QUY TRÌNH Ở ĐÂY ĐƯỢC H...

3. Xây dựng đề kiểm tra

a) Quy trình xây dựng đề

Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham

khảo) để thiết kế một đề kiểm tra môn Toán ở tiểu học:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm

chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...)

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến thức,

kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá)

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ

dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)

Bước 4: Dự kiến các phương án đáp án các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian

làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài

tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình

huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức

độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây dựng

được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì

ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự

trong suốt quá trình dạy học).

b) Cách xác định nội dung kiểm tra

Dựa vào quy trình ở mục a, dưới đây chúng tôi trình bày một số nội dung chính:

- Nội dung kiểm tra được xác định rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán

đến giữa học kì, trong học kì I hoặc cả năm học. Trong đó, cần xác định kiến thức,

kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra.

- Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự

luận. Cần tăng cường loại câu hỏi mở, câu hỏi có kết thúc mở bài tập phát huy năng

lực tính toán, năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

c) Ví dụ gợi ý cách phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:

Có thể nói số câu hỏi, bài tập; mức độ của các câu hỏi bài tập và số điểm phân bố

cho các câu hỏi bài tập trong một đề kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố không có

một công thức hoặc nguyên tắc chung nào quy định về những điều trên trong một

đề kiểm tra. Chính vì vậy, những ví dụ gợi ý sau đây hoàn toàn không bắt buộc,

chỉ là tham khảo:

- Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm

bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. Chẳng hạn: số câu

hỏi trắc nghiệm khách quan: khoảng 80%; số câu hỏi tự luận: khoảng 20%.

- Tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu

đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng

30%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 20%.

d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30 – 40 phút (theo thời gian của 1 tiết học

theo từng lớp).

e) Ma trận đề kiểm tra

Để thuận tiện trong việc xác định các nội dung, đặc biệt là các nội dung trọng tâm,

cũng như số lượng các câu hỏi/bài tập, các mức người ta có thể dùng một công cụ

quen gọi là ma trận đề kiểm tra (bao gồm ma trận nội dung, ma trận câu hỏi/bài

tập). Ma trận đề kiểm tra có thể coi là một kỹ thuật để xây dựng các đề kiểm tra có

tính mô hình hóa. Tuy nhiên, đây không phải là một kỹ thuật bắt buộc phải sử

dụng khi xây dựng đề kiểm tra.

- Ma trận nội dung: mỗi ô nêu nội dung kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đánh giá; số

lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.

- Ma trận câu hỏi: mỗi ô nêu số thứ tự của câu hỏi trong đề; hình thức kiểm tra; số

điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.

(Có thể xem ví dụ về ma trận đề kiểm tra ở mục 4 phần e)