1.3. GIẢI PHÁP 3

4.1.3. Giải pháp 3: Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống

trong nội dung bài học

Để tránh cho tiết học bị nhàm chán thì việc ứng dụng kiến thức vào thực

tiễn đời sống sẽ giúp các em chú ý hơn, tìm tòi và chủ động tư duy để tìm hiểu,

để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn

sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng

các hiện tượng sinh học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ

bộ môn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc

hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp,

nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai

trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.

Ví dụ 1: Khi dạy học bài “Các nguyên tố hoá học và nước”, ở phần cấu

trúc và đặc tính lý hoá của nước: Giáo viên có thể liên hệ đến hiện tượng con

gọng vó đi được trên mặt nước là do các liên kết hidro đã tạo nên mạng lưới

nước và sức căng bề mặt nước.

Hoặc ở phần “Vai trò của nước với tế bào”: Giáo viên liên hệ đế thực tế ở

người bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy cơ thể bị mất nhiều nước nên phải bù

lại lượng nước bị mất bằng cách uống dung dịch oresol theo chỉ dẫn.

Ví dụ 2: Đối với bài “Axit nuclêic”: Giáo viên có thể giúp học sinh liên

hệ đến biện pháp xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống hoặc truy

tìm tội phạm…