3. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT XÂY DỰNG TIẾT HỌC VẬT LÝ HIỆU QU...

2.3.2. Vận dụng lý thuyết xây dựng tiết học vật lý hiệu quả và phù hợp theo

năng lực học sinh trường THPT Lưu Hoàng

Là một giáo viên tôi luôn mong muốn học hỏi và đưa ra các tiết dạy sao

cho phù hợp và hiệu quả với học sinh mặc dù học sinh trường tôi nhận thức còn

hạn chế, tư duy chưa cao, khả năng tính toán còn chậm. Nhưng tôi nghĩ các em

vẫn cần có những kỹ năng và kiến thức để phục vụ trong đời sống mà môn vật lý

có thể đen lại cho các em. Vì vậy dựa vào đổi mới đồng bộ phương pháp dạy

Trang 9/13

học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp

cận năng lực. Nghiên cứu lí thuyết về các tiết học tích cực và phương pháp thực

hiện. Tôi xây dựng các tiết dạy vật lý (nhất là tiết dạy vật lý 10) của mình theo

định hướng, khung như sau :

Bước 1 : Đặt ra mục tiêu hợp lý với nội dung bài học và đối tượng học sinh cho

các tiết học để trong các tiết học giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng và phát triển

lực năng cho học sinh. Bên cạch mục tiêu rèn luyện kỹ năng cho học sinh tôi

cũng hướng tới kiến thức cơ bản, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình

huống thực tiễn. Từ đó quyết định các phương pháp, cách thức để tăng sự chú ý

và hứng thú của học sinh cho môn học.

Bước 2

: Đề ra phương pháp, hoạt động cụ thể đối với từng nội dung kiến thức

và từng đối tượng học sinh.

Đối với các học sinh trung bình, yếu, kém rất ngại hay thường ỉ lại các

bạn trong các hoạt động nhóm hay tập thể khi làm việc cùng nhau, là vấn đề

thường xuyên gặp phải và đó cũng là khó khăn rất lớn trong quá trình dạy học

của tôi. Khi đó tôi thường đưa ra giải pháp như sau :

+ Chia nhỏ nội dung, nhiệm vụ giao cho từng thành viên (việc này có thể hướng

dẫn cho các nhóm trưởng làm, nhóm trưởng có thể luân phiên).

+ Yêu cầu các thành viên trong nhóm tổng hợp và trình bày cho các thành viên

trong nhóm phần của mình để thảo luận và thống nhất ai cũng nắm được

(phương châm có thể giúp đỡ nhưng không được làm hộ).

+ Để kỹ năng giao tiếp và tự tin cho tất cả học sinh thì phần trình bày, thực hiện

tôi thường chỉ định bất kì. Trong một tiết dạy sử dụng linh hoạt các phương

pháp ví dụ cùng là để kiểm tra kiến thức học tôi có thể sử dụng phương pháp

phỏng vấn nhanh với các câu hỏi ngắn. Hoặc tôi có thể cho học sinh chơi trò

chơi người ra câu hỏi và trả lời đều là học sinh.

Bước 3 : Liên hệ thực tế đời sống bằng các ứng dụng của kiến thức vật lý.

Khi các em không học vật lý với mục đích thi thì trong quá trình học

thường không có động lực và hào hứng vì vậy trong các tiết dạy giáo viên cần

cần hướng đến mục đích khác cho các em đó là học để biết và sử dụng trong đời

sống. Nên tôi thường lồng ghép kiến thức của bài học vào những ứng dụng thực

tế hoặc hiện tượng tự nhiên các em thường gặp. Ví dụ học bài 1 : Chuyển động

cơ, Phần II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian. Tôi định hướng đơn

giản nhất xác định vị trí của lớp học (điều này có ích khi các bạn hướng dẫn phụ

huynh khi đi họp đến đúng lớp) sau đó hướng dẫn từng học sinh xác định vị trí

của chỗ mình ngồi trong lớp. Thực hành cho hai bạn tự quay lưng vào nhau để

nói vị trí nhà mình cho bạn biết. Hoặc học xong phần quán tính các em giải thích

Trang 10/13

được các hiện tượng nghiêng người trên xe khi xe vào cua hoặc thay đổi vận tốc

đột ngột. Từ đó rút ra kinh nghiệm khi ngồi trên xe ngồi ghế trên cùng phải thắt

dây an toàn. Trong lĩnh vực thể thao khi các em muốn nhảy xa phải chạy đà,….

Bước 4

: Sử dụng các thiết bị trực quan nâng cao khả năng thực hành cho học

sinh.

Nếu tận tay học sinh được làm và tận mắt quan sát những thành quả mình

làm ra sẽ tạo cho học sinh những động lực học rất lớn bên cạnh đó các em cũng

tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn rất nhiều. Giúp học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong

khi thực hành. Vì vậy tôi thường tận dụng các thiết bị có sẵn tại trường nếu có

để giảng dạy. Ngoài ra tôi chỉ đơn giản nhưng vật dụng liên quan đến kiến thức

mà sẵn có hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được là tốt. Ví dụ bài 4 : Sự rơi tự do

tôi có thể hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng sự ảnh hưởng của

không khí tới sự rơi của các vật bằng việc các em chỉ cần chuẩn bị một số tờ

giấy A4, vài tờ bìa cứng cùng kích thước với tờ A4, và viên phấn. Hoặc những

kiến thức trong bài nếu có thể tôi thường liên hệ với các vật dụng gần gũi với

học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong

giảng dạy như là máy chiếu để cho học sinh quan sát các video hay các thí

nghiệm, hay tạo những trò chơi. Nhưng tránh trường hơp lạm dụng máy chiếu

quá nhiều trong tiết dạy.

Bước 5 : Tổng hợp và chốt kiến thức.

Đây là phần không thể thiếu sau khi sử dụng các phương pháp để học sinh

hoạt động chủ động tìm hiểu kiến thức thì giáo viên vẫn phải đưa ra đánh giá và

kết luận nhấn mạnh trọng tâm để học sinh năm dõ vấn đề của bài học. Với bước

này tôi thường sử dụng khi cho học sinh hoạt động xong một vấn đề nào đó và

trong khi củng cố hết bài.

III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ