PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIANMẶT LƯỢNG CỦA HIỆN TƯỢNG THƯỜNG XUYÊN BIẾN Đ...

5.1.2. Các loại dãy số thời gian

Một dãy số thời gian luôn bao gồm hai thành phần: thời gian và trị số của chỉ tiêu. Thời

gian thì có thời kỳ và thời điểm. Trị số của chỉ tiêu có thể là số tuyệt đối, số tương đối

hoặc số bình quân. Khi đó, ta có các loại dãy số thời gian tương ứng dưới đây.

Căn cứ vào các loại chỉ tiêu, dãy số thời gian được chia thành:

o

Dãy số số tuyệt đối: dãy số có các trị số của chỉ tiêu là số tuyệt

đối. Ví dụ: Quy mô vốn của doanh nghiệp qua các năm.

o

Dãy số số tương đối: dãy số mà các trị số là các số tương

đối. Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

o

Dãy số số bình quân: dãy số mà các trị số là các số bình quân.

Ví dụ: Năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp qua các năm.

Trong đó, dãy số tương đối và dãy số bình quân luôn là dãy số thời kỳ.

v1.0

91

Chú ý

Nội dung bài giảng sẽ chỉ tập trung đi vào phân tích dãy số số tuyệt đối. Vì thế, các khái niệm

liên quan dưới đây có thể không phù hợp với hai dãy số số tương đối và dãy số số bình quân.

Căn cứ vào đặc điểm biến động về quy mô của hiện tượng qua thời gian, dãy số

được chia thành:

o

Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong từng

khoảng thời gian nhất định. Các trị số của chỉ tiêu có thể cộng dồn với nhau tạo

thành số có ý nghĩa trong thời gian dài hơn.

Ví dụ 1 (phần 5.1.1.1) là dãy số thời kỳ, phản ánh quy mô doanh thu của doanh

nghiệp qua từng năm.

o

Dãy số thời điểm: biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng tại những thời

điểm nhất định. Các trị số của chỉ tiêu không thể cộng dồn với nhau vì không

có ý nghĩa.

Ví dụ 2 (phần 5.1.1.1) là dãy số thời điểm, phản ánh số lao động của doanh

nghiệp tại từng thời điểm nhất định trong tháng.

Để có thể nghiên cứu biến động của hiện tượng qua thời gian thì các mức độ trong

dãy số phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được, tức là dãy số thời gian đó phải

đáp ứng một số yêu cầu nhất định.