THỰC TRẠNGMỘT THỰC TẾ CÓ THỂ DỄ DÀNG NHẬN THẤY TRONG CHƯƠNG TRÌNH N...

2. THỰC TRẠNGMột thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn 12 có nhiều văn bản có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá nhiều GV lúng túng, thường phải chạy theobài dạy nếu không muốn "cháy giáo án". Thế nên nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn.Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với GV Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho HS tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn. Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều GV đã cố gắng cung cấp cho HS thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã trễ lại càng trễ.Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng dạy hiện nay, một trong những điềumà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi dậy tiềm lực nội tại trong mỗi HS trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để HS có thể tự học, tự tiếp cận tri thức. Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt chú trọng. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu chuẩn bịbài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi HS. Với môn Ngữ văn, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ. Việc HS chuẩn bị tốt bài ở nhà là đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn bản. Đây có thể nói là yếu tố "nền" để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của GV cung cấp, HS sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được học (ở mức độ phổ thông).Nhưng thực tế cho thấy, hệ thống câu hỏi gợi ý ở một số bài trong SGK còn quá chung, thậm chí ở một số văn bản hệ thống câu hỏi đã không đi theo sự lôgic của văn bản vì vậy HS gặp nhiều khó khăn trong việc soạn bài tại nhà.Sau đây là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cho bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (tr