GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài :

Xác định cơ sở lý luận về phân môn Tập làm văn tiểu học nói chung và

Tập làm văn lớp 3 nói riêng.

Thấy được sự cần thiết của Tập làm văn từ lớp 3 đối với sự phát triển

năng lực ngôn ngữ của học sinh tiểu học.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3 ở

trường tiểu học.

Đề tài này chúng tôi nghiên cứu kĩ hơn , đưa ra một số biện pháp nâng

cao sẽ hiệu quả hơn.

III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng

Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp

từ nhiều phân môn. Để làm được một bài văn, học sinh phải sử dụng cả bốn

kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Phải vận dụng các kiến thức về Tiếng việt, về

cuộc sống thực tiễn.

Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo tập văn

bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử

dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là

phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.

Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi

mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ

nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức, ngôn

ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không

chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết,

cách hành văn cho học sinh.

Tóm lại: Dạy Tập làm văn theo hướng nâng cao phải khích lệ học sinh

tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình

thành ngôn bản, văn bản.

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

+ Đối với học sinh :

- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau

quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao.

- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng

đến việc tiếp thu bài học.

- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực

hành độc lập. Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính

sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn,

cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động.

- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách

máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng

mình. Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của

mình.

+ Đối với giáo viên :

Tiếng việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi

người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần phải có vốn sống

thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng

dạy. Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho

các em nói viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ.

Với những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi tiến hành khảo sát chất

lượng môn Tập làm văn lớp 3 vào tháng 9 tuần 3 (năm học 2010 - 2011) với

đề bài như sau: Hãy kể về gia đình em với người bạn mới quen

Kết quả khảo sát như sau: Tổng số học sinh khối 3: 64 em

Nội dung khảo sát Số học sinh Tỷ lệ %