THÀNH LẬP BAN KIỂM TRA NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG THÀNH PHẦN CỦA BAN KIỂM TRA LÀ CBQL TRƯỜNG HỌC, NHỮNG CÁN BỘ CHUYÊN MÔN, GIÁO VIÊN GIỎI, GIÁO VIÊN CÓ NĂNG LỰC, UY TÍN TRONG NHÀ TRƯỜNG; DƯỚI SỰ ĐIỀU HÀNH TRỰC TIẾP CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ, ĐỊNH...

2. Nhiệm vụ cụ thể:Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường thành phần của ban kiểm tra là CBQL trường học, những cán bộ chuyên môn, giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực, uy tín trong nhà trường; dưới sự điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên ban KTNBTH. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban KTNBTH về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục; góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.Ban KTNBTH cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNBTH trong năm học, sátthực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra, cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, theo từng đợt; Phổ biến công khai kế hoạch cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường; đưa nội dung đánh giá công tác KTNBTH vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế, cuối học kỳ và cuối năm học sơ kết, tổng kết công tác KTNBTH trước hội đồng trường.Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH theo kế hoạch, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm traphù hợp, bám đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình; mỗi nội dung kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra để làm căncứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ. Ban kiểm tra nội bộ phối kết hợp tốt với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế. Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong nămhọc. Xử lý kết quả, và đúc rút kinh nghiệm trong công tác KTNBTH cho những năm tiếp theo; lưu trữ đầy đủ hồ sơ của nhà trường. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TỰ KIỂM TRA: