PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM * PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÁC NỘI DUNG GDBVMT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC LỚP TRONG CẤP ĐỘ TIỂU HỌC

2.4.4. Phương pháp thực nghiệm * Phương pháp xây dựng các nội dung GDBVMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp dành cho tất cả các lớp trong cấp độ tiểu học: Các hoạt động ngoài giờ học lên lớp về GDBVMT cho học sinh tiểu học được luận văn đưa ra dựa trên khung chương trình cũ của Bộ giáo dục và đào tạo (9/2010) và hiện nay vẫn được áp dụng, đồng thời có sự tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn để xây dựng nên các nội dung sao cho phù hợp nhất với nhận thức của học sinh. Đồng thời, nội dung của các hoạt động được soạn dựa vào sự tham khảo các bài soạn của giáo viên trong trường tiểu học để đạt hiệu quả truyền đạt kiến thức tốt nhất tới các em. * Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu xây dựng và lồng ghép chương trình GDBVMT cho học sinh tại khu vực nghiên cứu: a) Quan sát: Học sinh quan sát và khám phá bằng các giác quan: sử dụng các giác quan như xúc giác, thị giác, vị giác và thính giác để khám phá các mối quan hệ trong sự thay đổi, sự trưởng thành và quan hệ nhân quả. Tạo điều kiện cho học sinh tiểu học hình thành được tri giác một cách chủ động và có hệ thống các hiện tượng 23 xảy ra trong môi trường, qua đó học sinh sẽ tìm ra những đặc điểm, đặc trưng và ý nghĩa của những sự vật và hiện tượng nằm trong nội dung GDBVMT. b)Thực hành - trải nghiệm: + Phương pháp thực hành: Học sinh sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với đồ dùng học tập (cầm, nắm, sờ, đóng, mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau...) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy. + Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích các em tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra. + Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra. + Phương pháp luyện tập: Học sinh thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận. c) Trực quan – minh họa (làm mẫu), ví dụ như trình chiếu powerpoint: Xem những tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi trường và BVMT cho học sinh quan sát nhằm thu nhận những ấn tượng mới và chính xác hóa những ấn tượng đã có về thiên nhiên, môi trường. Sử dụng phương pháp trực quan là nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể thu nhận được một cách rõ ràng, chính xác những sự vật, hiện tượng xảy ra trong môi trường xung quanh của các em. d)Trò chuyện – đàm thoại: Đàm thoại, thảo luận trò chuyện chia sẻ thông tin, cảm xúc và làm chính xác hóa những hình ảnh của các em về môi trường và quan hệ của con người với môi trường. Bằng phương pháp đàm thoại, trò chuyện có thể 24 giúp trẻ thu nhận thông tin về môi trường qua sự giao tiếp bằng ngôn ngữ phong phú. e) Nêu gương – đánh giá: + Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, biểu dương các em là chính, nhưng không lạm dụng. + Đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của hóc sinh. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình thức phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lý của học sinh