NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A, NHIỆM VỤ TRONG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO TUYÊN NGÔN CỦA TỔ CHỨC UNESCO - UNEP NĂM 1998 “GDBVMT KHÔNG PHẢI LÀ GHÉP THÊM VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHƯ LÀ MỘT BỘ PHẬN RIÊN...

1.2.2. Nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường a, Nhiệm vụ trong giáo dục bảo vệ môi trường Theo tuyên ngôn của Tổ chức UNESCO - UNEP năm 1998 “GDBVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu, mà nó là một đường hướng hội nhập vào chương trình đó. GDBVMT là kết quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật,…), nó cung cấp một nhận thức toàn diện về môi trường”. GDBVMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có trách 6 nhiệm trong môi trường. GDBVMT với không chỉ kiến thức mà còn cả tình cảm, thái độ, kỹ năng và hành động xã hội. Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội. b, Phương pháp tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường: Tích hợp và lồng ghép: GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho học sinh – sinh viên, những kiến thức về môi trường thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với từng đối tượng. Việc giáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên hệ trong các nội dung giảng dạy của các môn học. Tính phù hợp ở từng bậc học: Nội dung GDBVMT là việc cung cấp những thông tin về MT cùng những biện pháp BVMT cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng; nội dung GDBVMT cần là giáo dục trong môi trường và vì môi trường; GDBVMT là nhìn thấy rõ trách nhiệm và rèn luyện kỹ năng để BVMT. Tính tổng hợp và đa dạng: Trong đời sống xã hội, những nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội luôn luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và của cộng đồng dân cư; do đó, nội dung GDBVMT không chỉ bao hàm các nội dung về môi trường tự nhiên mà còn phải bao hàm cả môi trường xã hội hay còn gọi là môi trường nhân văn. Tính hành động thực tiễn: GDBVMT không chỉ giúp học sinh - sinh viên có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để BVMT, mà còn phải biết vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào ngay các vấn đề cụ thể, phải biết làm điều gì đó cho môi trường xung quanh, nghĩa là GDBVMT phải được tiến hành bằng cả phương thức lẫn hành động thực tiễn. Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: “GDBVMT là dạy người học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường. Vì vậy, cần tận dụng các phương 7 thức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội trong quá trình giáo dục. Đồng thời hướng người học vận dụng ngay hiểu biết để tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề về môi trường”. (Nguyễn Hữu Long, 2010)