MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM

1.4.3. Một số nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học được lồng ghép, tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với lượng kiến thức phù hợp. Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thiên nhiên với môi trường. 11 * Tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường qua các môn học có 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ở cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này. Để chuyển tải được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường. - Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tác động của con người tới môi trường, những phương pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và xử lý sự cố môi trường. - Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập. Nói cách khác là cần phải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng. - Giáo dục vì môi trường: Nhằm giáo dục được ý thức, thái độ, các chuẩn mực, hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường. Hình thành và phát triển, rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho những quyết định đúng đắn trong hành động bảo vệ môi trường. * Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trong chương trình Tiểu học hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định mỗi tuần ít nhất 1 tiết. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được lồng ghép vào những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội. Căn cứ vào những chủ đề chung cho toàn bộ bậc học, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường được quy định cho các khối lớp theo hai mức độ: Các lớp 1,2,3 và các lớp 4,5. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, yêu cầu cơ bản cần đạt ở độ tuổi này là: - Nhận biết, biết mộ số đặc điểm cơ bản về vai trò của cây cối, con vật, các hiện tượng thiên nhiên, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 12 - Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng quan sát, nhật xét, nên thắc mắc, đặt câu hỏi. - Biết cách biểu đạt hiểu biết của mình về những sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. - Biết làm những việc đơn giản thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, gia đình, cộng đồng. - Hình thành và phát triển ý thức, hành vi bảo vệ cây cối, con vật có ích, yêu thiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng. Có ý thức thực hiện quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng, không nghịch phá các công trình công cộng. Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học gồm có các chủ đề sau: + Ngôi nhà của em: Nhà trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con người. Vì vậy, các em phải biết thường xuyên tự giác giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng gia đình, trồng và chăm sóc cây, con vật nuôi trong gia đình. + Mái trường thân yêu của em: Các em cần biết những điều nên làm và không nên làm trong bảo vệ giữ gìn môi trường, yêu quý giữ gìn bảo vệ môi trường nhà trường, thực hiện quy định bảo vệ cảnh quan môi trường, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp. + Em yêu quê hương: Cảm nhận được vẻ đẹp nơi mình sinh sống, biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng, yêu quý và có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường tại cộng đồng. + Môi trường sống của em: Củng có kiến thức qua các môn học về các thành phần cơ bản của môi trường xung quanh như đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật... Một số biểu hiện về ô nhiễm môi trường, nhận biết cảnh quan môi 13 trường xung quanh, có những việc làm đơn giản thiết thực để giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh. + Em yêu thiên nhiên: Con người sinh sống trong thiên nhiên và là một bộ phận của thiên nhiên, phá hoại thiên nhiên, môi trường tự nhiên xung quanh sẽ gây tác hại đối với cuộc sống con người. Vì vậy, các em cần biết cảm nhận, yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tham gia trồng và chăm sóc cây xanh, chăm sóc yêu quý những con vật nuôi. + Vì sao môi trường bị ô nhiễm: Nhận biết và chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đến con người và các sinh vật khác, thực hiện những hành động cụ thể để tránh làm ô nhiễm môi trường. + Tiết kiệm trong tiêu dùng: Biết tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường, quý trọng các đồ dùng, tài sản thiên nhiên, sản phẩm lao động, tiết kiệm sử dụng hợp lý các đồ dùng trong sinh hoạt, học tập, biết phân loại tận dụng phế thải. Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục trong trường Tiểu học. Do đó, đặc thù giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai,... đồng thời giáo dục bảo vệ môi trường còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của các môn học.