BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

3.2.2.2. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học. a) Định hướng: Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học nhằm làm cho học sinh tiểu học nhằm làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng); mối quan hệ của con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp,....); bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp); sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ hợp tác; yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước, thân thiện với môi trường; quan tâm tới môi trường xung quanh. Để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học có hiệu quả, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép, tích hợp trong các môn học với kiến thức phù hợp ở 3 mức độ: - Mức độ toàn phần: Được áp dụng với những bải học có mục tiêu, nội dung phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: Được áp dụng với những bài học chỉ có một bộ phận có mục tiêu nội dung phù hợp với giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ liên hệ: Được áp dụng với những bài học có mục tiêu, nội dung có điều kiện liên hệ một cách logic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. b) Hình thức và nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu * Hình thức: 45 Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và đặc thù giảng dạy từng môn học ở Tiểu học, có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường theo các hình thức sau: - Khai thác trực tiếp: Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục bảo vệ môi trường, giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được học sinh cảm nhận qua các bài học sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua đặc thù của từng môn học. - Khai thác gián tiếp: Đối với các bài học không trực tiếp nói về giáo dục bảo vệ môi trường nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ trực tiếp với việc giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho học sinh, khi soạn giáo án. Giáo viên cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên hệ thích hợp. Giáo viên cũng cần xác định rõ: Đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hòa và có mực độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, sa đà hoặc gượng ép, không phù hợp với đặc thù môn học. - Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên: Đối với những bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân 46 thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện những hành vi thiết thực nhất. Tuy nhiên, do học sinh Tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không nhiều nên khó có thể tổ chức cho cả lớp cùng đến tất cả những nơi có vấn đề môi trường. Vì vậy, mà hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao, giáo viên có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ học thông qua sách, báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống. Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được thực hiện tích hợp trong các tiết học (trong lớp, ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống,... 47 Tóm tắt nội dung thực hiện: (thông tin chi tiết được trình bày trong phần phụ lục) Bảng 3.7: Tóm tắt nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu Lớp Môn Tên giáo án Nội dung Mục đích Ghi chú - HOẠT ĐỘNG 1: Thực hiện và thảo Sau bài học, học sinh có khả luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở năng: khoang miệng và dạ dày. - Nói về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, - HOẠT ĐỘNG 2: Làm việc với SGK để tim hiểu về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột ruột già. Dùng