BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

3.1.2.1 Giáo dục bảo vệ môi trường đã được áp dụng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học được giáo viên áp dụng theo 4 hoạt động: hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động mọi lúc mọi nơi. Giáo dục bảo vệ môi trường qua các hoạt động tập thể: thông qua các tiết sinh hoạt đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hội thi hiểu biết về giáo dục môi trường được tổ chức với các nội dung và hình thức phong phú và phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Cũng tổ chức cho học sinh biểu diễn thời trang có nội dung bảo vệ môi trường. Thời trang được làm từ các sản phẩm tái chế, qua đó giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường. 28 Việc đưa giáo dục dục bảo vệ môi trường lồng ghép các tiết sinh hoạt đầu tuần cũng có một số hiệu quả nhất định. Đây là một cách giúp các em nắm kiến thức về môi trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan. Dọn vệ sinh chung toàn trường: phòng truyền thông của trường đã yêu cầu Tổng phụ trách phân công chi tiết cho các lớp đảm nhận các khu vực vệ sinh khác nhau trong trường và lên kế hoạch quy định ngày, giờ các lớp phải làm vệ sinh trường, lớp 1 lần/tuần vào các ngày thứ 6 trong thời lượng 20 phút. Trong quá trình học sinh tổng vệ sinh, giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp theo dõi, hướng dẫn để giúp cho lớp học vừa sạch, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh và đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà trường. Giáo viên Tổng phụ trách và nhân viên y tế lần lượt đến các lớp để quan sát, chấm điểm, đánh giá công việc và kịp thời nhắc nhở những hiện tượng học sinh còn đùa nghịch trong khi lao đông (nếu có) Phát động phong trào “Tết trồng cây – đời đời nhớ ơn Bác”: Nhà trường phát động mỗi học sinh trồng một loại cây tại gia đình. Đồng thời hưởng ứng nhiệt tình Tết trồng cây tại nhà trường. Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác” không chỉ giúp nhà trường có được một khung cảnh đẹp, tăng thêm số lượng cây xanh mà còn tạo cho học sinh có được một môi trường “xanh – sạch – đẹp” và an toàn. Tóm lại, trong bất kỳ một hoạt động nào, giáo viên đều đã khéo léo lồng ghép nội dung BVMT vào, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở học sinh như nhắc các em biết bỏ rác vào thùng rác, biết thu dọn đồ dùng học tập hoặc sách vở sau khi học xong, tiết kiệm nước khi uống và rửa tay, rửa mặt, trồng cây xanh để có một bầu không khí trong lành… Được giáo viên nhắc nhở thường xuyên như thế nên hầu hết các em đều đã nhận thức được và có ý thức hơn. Tuy nhiên, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa có tính chuyên sâu, lý giải mọi vấn đề liên quan 29 đến ô nhiễm và bảo vệ môi trường và đặc biệt còn thiếu tính thực tiễn cũng như nội dung truyền tải cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa đa dạng, phong phú để tạo hứng thú học tập và tiếp thu một cách tự nhiên cho học sinh tiểu học.