HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC CÂU NÓI CỦA...

1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng (Trang 109, cuốn 2, triết học)

Trong chủ nghĩa Mác — Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối

liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự

vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Biện chứng bao gồm

biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện

chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng

khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.

Phép biện chứng vừa là lý luận (học thuyết) nghiên cứu bản tính biện chứng

của thế giới vừa là phương pháp luận (nguyên tắc hay quan điểm) xem xét sự vật

trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và trong trạng thái luôn vận động, phát

triển; là cách thức tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Do vậy, phép biện chứng vừa là hệ

thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù phản ánh đúng đắn bản tính biện chứng

cuả vạn vật tồn tại trong thế giới; vừa là hệ thống các nguyên tắc phương pháp

luận chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn hiệu quả. Phép biện

chứng đối lập với phép siêu hình.