BÀI 38. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT, VẬT LÍ 10.- CHẤT LỎNG KHI ĐƯỢC ĐU...

3. Ưu điểm của phương pháp:

- Giúp HS biết cách vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết bài học một cách

linh hoạt; giúp HS có hiểu biết toàn diện hơn về nhiều lĩnh vực kiến thức, tránh tình

trạng học lệch.

- Gắn các kiến thức khoa học vào thực tiễn, giúp HS có khả năng quan sát, phát

hiện, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; biết cách vận dụng các kiến thức thực tiễn

vào quá trình học và vận dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn.

- Giúp HS có kĩ năng thực hành thí nghiệm.

- Tạo hứng thú cho HS qua mỗi tiết học, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi, nhàm

chán.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khảo sát thực tiễn để HS được tiếp cận với

thực tiễn giúp HS phát triển khả năng quan sát và phân tích sự vật, hiện tượng. Góp

phần giúp HS phát triền toàn diện hơn.

- Góp phần giúp HS tiếp cận với xu thế phát triển của GD và XH hiện nay.

Tiểu kết chương 1.

Trong chương 1, tôi tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo hướng

vận dụng kiến thức liên môn gắn với bài học và gắn bài học với thực tiễn, ở trường

THPT. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành khảo sát nghiên cứu thực trạng về nhận thức và

thực tiễn của việc tổ dạy học theo hướng dạy học theo hướng vận dụng kiến thức liên

môn gắn với bài học và gắn bài học với thực tiễn, ở trường THPT. Qua nghiên cứu lý

luận và thực tiễn, tôi đi đến khẳng định ý nghĩa to lớn và sự cần thiết của việc tổ chức

dạy học dạy học theo hướng vận dụng kiến thức liên môn gắn với bài học và gắn bài

học với thực tiễn, ở trường THPT.

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT THỰC TIỄN