MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ TRÊN CƠ SỞ NHỮNG PHÂN TÍCH VỀ VIỆC TRIỂN...

3. Một số đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở những phân tích về việc triển khai hoạt động bảo hiểm vi mô

ở Việt Nam thời gian qua cũng như những bất cập trong việc ban hành chính

sách pháp luật liên quan đến hoạt động bảo hiểm vi mô, chúng tôi đề xuất một

số kiến nghị sau:

Thứ nhất, trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng ban hành quy

định về BHVM cùng với hoàn thiện các văn bản dưới luật một cách bài

bản, mang tính thống nhất. Việc đưa bảo hiểm vi mô vào quy định của Nhà

nước là một cách thức thừa nhận ở mức độ cao đối với loại hình kinh doanh

mới mẻ này, cũng như bảo hộ quyền kinh doanh và bảo vệ lợi ích cho

khách hàng nghèo.

Thứ hai, trước mắt có thể điều chỉnh các văn bản hiện hành để tạo điều

kiện cho bảo hiểm vi mô tiếp tục phát triển:

- Cho phép các tổ chức TCVM triển khai hoạt động BHVM trên cơ sở

kết hợp cung cấp dịch vụ của TCVM, tuy nhiên cũng cần có những cơ chế

giám sát chặt chẽ hoạt động này nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững của

tổ chức.

- Sửa đổi lại quy định về vốn pháp định trong Nghị định 18/2005/NĐ-CP

vì mức vốn này quá cao so với vốn của tổ chức TCVM. Nhưng cũng có thể bổ

sung Nghị định về điều khoản riêng dành cho tổ chức TCVM khi thành lập

Quỹ tương hỗ với mức vốn thấp hơn so với các công ty kinh doanh khác. Bên

cạnh đó, cũng cần mở rộng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, cho phép kinh

doanh bảo hiểm nhân thọ thay vì chỉ kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp theo quy định hiện hành.

- Ban hành quy định pháp lý cho hoạt động tương trợ giữa các thành viên

là khách hàng của tổ chức TCVM, cho phép hoạt động tương trợ là một hoạt

động chính thức để các hộ nghèo có điều kiện trợ giúp lẫn nhau trong sản xuất,

sinh hoạt,…

Thứ ba, cần có cơ chế khuyến khích các công ty kinh doanh bảo hiểm

tham gia vào thị trường thu nhập thấp bằng những chính sách ưu đãi về thuế,

lãi suất,… thậm chí như một số nước trên thế giới, Chính phủ còn yêu cầu các

công ty kinh doanh bảo hiểm và tài chính nói chung phải dành sự tham gia

nhất định cho thị trường thu nhập thấp.

Thứ tư, nâng cao nhận thức về bảo hiểm vi mô, cần làm rõ sự khác biệt giữa

bảo hiểm vi mô và bảo hiểm thông thường, đặc biệt là đối với những nhà làm

chính sách và cơ quan, ban ngành liên quan. Tăng cường hoạt động thông tin,

tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để mọi đối tượng xã hội có liên quan nắm bắt

được vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm vi mô đối với người nghèo và xã hội.

Thứ năm, đào tạo đội ngũ nhân lực cho lĩnh vực bảo hiểm vi mô, đào tạo

nhân lực trong lĩnh vực quản lý cũng như những tổ chức tham gia cung cấp

dịch vụ. Xây dựng tài liệu đào tạo và tổ chức học hỏi kinh nghiệm phát triển

bảo hiểm vi mô của các nước nhằm rút ra bài học đối với thực tế triển khai ở

Việt Nam. Bên cạnh đó cũng xây dựng các chuẩn mực đánh giá hoạt động và

quản lý để cho bảo hiểm vi mô Việt Nam phát triển bền vững, phục vụ lợi ích

cho người nghèo và xã hội.

Tài liệu tham khảo