- LẬP LUẬN LÀ NÊU LÊN NHỮNG Ý KIẾN CỦA NGƯỜI VIẾT VỀ MỘT VẤN ĐỀ NHẤT ĐỊNH BẰNG CÁCH ĐƯA RA CÁC LÍ LẼ XÁC ĐÁNG

4. Về lập luận: - Lập luận là nêu lên những ý kiến của người viết về một vấn đề nhất định bằng cách đưa ra các lí lẽ xác đáng. Lập luận trong văn bản nghị luận cũng rất quan trọng, bởi lẽ lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục của văn bản càng cao. - Trong chương trình Ngữ văn THCS, học sinh đã được làm quen với các phương pháp lập luận như: Lập luận giải thích, lập luận chứng minh, lập luận phân tích và tổng hợp. Để bài văn nghị luận được sâu sắc, người viết ngoài việc sử dụng linh hoạt các phương pháp lập luận cần phải có những giả thiết, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề. Ví dụ: Trong văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, tác giả Vũ Khoan đã đưa ra một loạt những so sánh, đối chiếu kết hợp với các dẫn chứng tiêu biểu xác thực để thế hệ trẻ nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam khi bước vào thế kỷ mới. Cụ thể là: Cái mạnh Cái yếu - Hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, kém về khả - Thông minh, nhạy bén với cái mới. năng thực hành - Cần cù sáng tạo trong lao động. - Có tinh thần đoàn kết đùm bọc thương - Thiếu đức tính tỉ mỉ, hay đại khái qua loa, yêu gúp đỡ nhau. không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. - Có khả năng thích ứng nhanh với cái mới. - Đố kỵ trong làm ăn, kinh doanh. - Thói khôn vặt, bóc ngắn cắn dài. B. Các kiểu văn nghị luận cơ bản - Nghị luận về một sực việc hiện tượng đời sống xã hội. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Để làm tốt bốn kiểu bài nghị luận này, trong quá trình giảng dạy, ngoài các kiến thức cơ bản về kiểu văn bản nghị luận như đã nêu ở trên, mỗi giáo viên cần chú ý củng cố cho học sinh kỹ năng về từng kiểu bài, phân biệt sự giống và khác nhau của các kiểu bài ấy. Cụ thể là: I. Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: