CÂU 9. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ ĐẢM BẢO...

87/2001/NĐ-CP, Nghị định số 10/2009/NĐ-CP đều quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

bao gồm cả cá nhân và tổ chức nhưng trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, việc xác định

tổ chức nào là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính còn gây nhiều tranh cãi.

Đối với các tổ chức, thực tế xử phạt vi phạm hành chính thời gian vừa qua, còn có sự phân

biệt giữa cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập với tổ chức sự nghiệp ngoài công lập, nhiều

hành vi vi phạm hành chính của tổ chức sự nghiệp công đã không bị xử phạt, trong khi đó, cũng hành

vi vi phạm hành chính như vậy nhưng nếu do tổ chức sự nghiệp ngoài công lập thực hiện thì lại bị xử

phạt. Tình trạng trên dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tổ chức hoạt động trong cùng một lĩnh vực và

không bảo đảm tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm, tính công minh của pháp luật. Khắc phục bất hợp lý

này, trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn,

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP xác định rõ những tổ chức thuộc đối tượng bị xử phạt của Nghị định

quy định trong từng lĩnh vực, cụ thể: Một là, trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, các tổ chức là đối tượng bị

xử phạt bao gồm: các tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức

hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn

phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài

nước ngoài tại Việt Nam; Hai là, trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, các tổ chức

là đối tượng bị xử phạt bao gồm: trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

văn phòng con nuôi nước ngoài; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; cơ quan Trung ương của tổ chức

xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị trực thuộc của các tổ chức này thực hiện hoạt động hợp

tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính

phủ nước ngoài; Ba là, trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức là đối tượng bị xử

phạt chính là các doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản. Đồng thời, Nghị định cũng quy

định: cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước

được giao và các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính cũng là đối tượng

bị xử phạt của Nghị định.

Đối với các cá nhân, Nghị định quy định theo hướng về nguyên tắc cá nhân vi phạm hành

chính sẽ bị xử phạt nhưng nếu cá nhân là công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi

hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao thì không bị xử phạt, mà bị

xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Có thể thấy rằng, việc liệt kê và chỉ rõ các tổ chức, cá nhân là đối tượng bị xử phạt vi phạm

hành chính của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP chính là một trong những điểm mới, điểm khác biệt

giữa Nghị định số 110/2013/NĐ-CP với Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP,

Nghị định số 10/2009/NĐ-CP và với một số Nghị định của Chính phủ vừa được ban hành để triển khai

thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính. Với những quy định như vậy sẽ không những bảo đảm tính

minh bạch, rõ ràng trên thực tế mà còn bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động giữa các tổ chức hành

nghề trong cùng một lĩnh vực và qua đó tăng cường tính răn đe, phòng ngừa đối với tất cả các đối

tượng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của

Nghị định.