CÂU 9. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ ĐẢM BẢO...

60/2009/NĐ-CP; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP còn chung chung, chưa

làm rõ được mức độ của hành vi vi phạm từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng do đó

có những tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính ở nhiều mức độ nguy hại cho xã hội khác nhau nhưng

đều cùng chịu một mức phạt tiền giống nhau. Do đó, mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm có

tính chất nghiêm trọng trong các Nghị định trên còn thấp, chưa đủ sức răn đe nhằm nâng cao tính tuân

thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Trong khi đó, Luật xử lý vi phạm hành chính ra đời thay thế

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã nâng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính lên khá

nhiều. Khắc phục tình trạng trên, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã tăng mức phạt đối với các hành vi

vi phạm cho phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và tình hình kinh tế xã hội của

đất nước, tránh tình trạng mức phạt không tương xứng với các khoản thu từ các hợp đồng dịch vụ của

các tổ chức công chứng, luật sư, tư vấn pháp luật, bán đấu giá… Nghị định số 110/2013/NĐ-CP cũng

quy định phân biệt rõ mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức (Điều 4), trong đó: mức phạt tiền quy

định tại các chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành

chính của cá nhân (trừ các điều 7, 8, 9, 15, 18, 21, 22, 29, 44, 51, 58, 59, 60, 62 và 63 được áp dụng

đối với tổ chức) và trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt

tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Đồng thời, đề cao tính nghiêm khắc và răn đe của pháp

luật, Nghị định cũng quy định trong một số trường hợp sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là tước

quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ, thẻ có thời hạn từ 06 tháng đến 24 tháng.

Việc quy định các hình thức xử phạt chính như trên cũng là một trong những điểm mới cơ bản

của Nghị định, có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm tính bình đẵng giữa các tổ chức với tổ chức, cá

nhân với cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực đồng thời bảo đảm tính răn đe đối với các tổ

chức, cá nhân là đối tượng bị xử phạt. Qua đó tác động tích cực đối với việc bảo đảm quyền lợi và

nghĩa vụ của những công dân tham gia vào hoạt động tư pháp, góp phần mang lại hiệu quả ngày càng

cao đối với lĩnh vực tư pháp, là hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật nghiêm

minh.

Đối với hình phạt bổ sung: Hình thức xử phạt bổ sung được quy định trong dự thảo Nghị định là

tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ, thẻ có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng. Hình thức tước

giấy phép, chứng chỉ không thời hạn trong các Nghị định hiện hành đã không được quy định để phù

hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính. Một số hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại Nghị

định 60/2009/NĐ-CP về bản chất không phải là hình thức xử phạt bổ sung như: hủy bỏ hợp đồng, giao

dịch đã thực hiện; tịch thu giấy tờ, tài liệu v.v.. cũng đã được loại bỏ và điều chỉnh thành các biện

pháp khắc phục hậu quả phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Về biện pháp khắc phục hậu quả: về cơ bản Nghị định vẫn giữ nguyên những quy định tại

các Nghị định trước, nhưng có loại bỏ một số biện pháp khắc phục hậu quả về bản chất không phải là

biện pháp khắc phục hậu quả hoặc chỉ mang tính chất yêu cầu người vi phạm phải thực hiện đúng quy

định của pháp luật. Bên cạnh đó, Nghị định đã bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả cho phù

hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính như: hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản, hủy bỏ giấy tờ giả...

Đồng thời, để bảo đảm tính pháp chế, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, Nghị định

cũng quy định đối với một số biện pháp khắc phục hậu quả mà người có thẩm quyền xử phạt không có

thẩm quyền thực hiện thì kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện.