CÂU 6. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH UBND CÁC CẤP...

3. Xác định thẩm quyền để phạt

- Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định xử phạt

vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải

quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.

- Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại điều 38, Điều 39, Điều 40,

Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa

của lĩnh vực tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền

phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.

- Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành

chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm,

hàng hoá vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40,

Điều 41 và 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa

trong lĩnh vực đó và phải được tính được mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.

- Trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh tham gia xử

phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của

các chức danh đó đối với từng điều khoản cụ thê.

- Trong trường hợp nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính đặc thù theo quy định tại

khoản 5 Điều 2 của Nghị định này, thì chức danh có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà

nước chuyên ngành cũng được xử phạt đối với hành vi có tính chất đặc thù quy định trong nghị định

xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác.

- Văn bản giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật xử lý

vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; văn bản giao quyền phải

đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền

không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.

- Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền

phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của văn bản giao quyền.

- Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm

quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng.