TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM VI MÔ Ở VIỆT NAM BẢO HIỂM VI MÔ...

1. Tình hình triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam

Bảo hiểm vi mô là một sản phẩm tài chính dành cho đối tượng có thu

nhập thấp

3

và có nguồn gốc từ tài chính vi mô nhằm giúp đỡ người nghèo

giảm, tránh các rủi ro có thể gặp phải trong sản xuất và đời sống.

1

Email của tác giả: [email protected]

2

Lê Thị Lân (2009), “Xây dựng ngành tài chính vi mô Việt Nam phát triển theo hướng bền vững để

thực hiện mục ti u xóa đói giảm nghèo”, Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng,

Hà Nội.

3

http://www.microfinancegateway.org/p/site/m/template.rc/1.11.48248/1.26.9202/

Người nghèo cũng giống các đối tượng khác trong xã hội, họ có nhu cầu

về tài chính để đáp ứng cho việc chi tiêu, đầu tư vào sản xuất và sinh hoạt

hàng ngày. Ngoài nhu cầu đối với các sản phẩm tài chính thông thường (tài

chính vi mô) người nghèo còn có nhu cầu đối với bảo hiểm liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh, đời sống và con người. Do là những đối tượng

không có hoặc có rất ít tài sản nên khi gặp rủi ro trong đời sống, người nghèo

rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở khu vực nông

nghiệp, nơi mà điều kiện sản xuất cũng như kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều

vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Đây là khu vực thường xuyên phải đối mặt

với những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân.

Tình trạng rủi ro đã là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều

người nghèo khó khăn trong việc thoát khỏi nghèo, vươn lên khấm khá hơn.

Bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính, cung cấp nguồn lực quan trọng

nhằm tạo thu nhập, người nghèo cần cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro trong

hoạt động tín dụng, bảo hiểm cho con người, phương tiện sản xuất. Nhờ

những dịch vụ quản lý rủi ro này mà nhiều người nghèo đã dần ổn định cuộc

sống, thu nhập trở nên bền vững hơn.

Trong thực tế, khi người nghèo gặp phải những rủi ro, họ thường lựa

chọn giải pháp là bán tài sản, rút tiền tiết kiệm, vay mượn từ bạn bè, họ hàng.

Trường hợp giải pháp trên không thực hiện được, người nghèo dường như chỉ

còn biết phó mặc cho hoàn cảnh và đôi khi chấp nhận những rủi ro, coi đó như

là một điều hiển nhiên và không biết cách thóat ra được.

Hiện nay, nhận thức của người nghèo và xã hội nói chung về bảo hiểm

và BHVM còn rất hạn chế. Đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm hiện có

trên thị trường, họ chưa thực sự quan tâm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phân

khúc thị trường thu nhập thấp. Trong khi trên thế giới, dịch vụ bảo hiểm dành

cho đối tượng này rất phát triển

4

, lợi nhuận thu được và những hiệu quả xã hội

đem lại cho các đối tượng nghèo là rất lớn.

4

Craig Churchil, Michal Matul (2012), “Protecting the poor: A microinsurance compendium Volume II”,

International Labour Organization, Switzerland.

Ở nước ta BHVM do nhiều tổ chức cung cấp:

(i) Các công ty bảo hiểm thương mại

(ii) Tổ chức chính trị, xã hội

(iii) Tổ chức tài chính vi mô

(iv) Chương trình, dự án tài chính vi mô,…

Hiện có 48 công ty kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực nhân thọ và phi

nhân thọ

5

, nhưng số lượng các công ty tham gia vào kinh doanh bảo hiểm vi

mô chỉ có một vài công ty, với những dịch vụ hạn chế. Nhưng các công ty này

xem việc cung cấp bảo hiểm vi mô như một hoạt động từ thiện hoặc mang tính

chất thử nghiệm

6

bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của họ.

Những công ty nước ngoài cung cấp BHVM gồm Công ty TNHH bảo hiểm

nhân thọ Prudential, Công ty TNHH Manulife, Công ty TNHH bảo hiểm nhân

thọ Dai-ichi (sau một thời gian thử nghiệm đã tạm dừng cung cấp). Manulife và

Prudential, Dai-ichi Life Việt Nam đã triển khai cung cấp bảo hiểm vi mô ở nước

ta. Các công ty kinh doanh bảo hiểm trong nước cũng triển khai cung cấp dịch vụ

bảo hiểm cho đối tượng nghèo như: Công ty Bảo Việt, Bảo hiểm bưu điện,…

nhưng sản phẩm mà họ cung cấp cũng không khác các công ty của nước ngoài,

cách tham gia chưa thực sự coi đây là một thị trường kinh doanh.

Theo Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, tình hình triển khai BHVM qua

các công ty bảo hiểm hiện không có số liệu đầy đủ và thường được báo cáo

tổng hợp qua số liệu hợp đồng gồm cả khách hàng thu nhập thấp và bảo hiểm

thông thường. Riêng Manulife đang cung cấp sản phẩm BHVM cho khách

hàng có thu nhập thấp, không ổn định, tập trung tại các vùng sâu, xa, khu vực

nông thôn trong trường hợp xảy ra thương tật vĩnh viễn hoặc trường hợp phải

nằm viện. Mức phí khách hàng phải đóng góp 300.000 đồng/năm (tương ứng