2005 DỰ THẢO QUY ĐỊNH TRIỂN KHAI BHVM HIỆN ĐANG ĐƯỢC LẤY Ý KIẾN RỘNG RÃI, ÁP DỤNG CHO CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRIỂN KHAI BHVM, CÁC TỔ CHỨC NÀY CÓ THỂ THÀNH LẬP ĐƠN VỊ ĐỘC LẬP, TRỰC THUỘC ĐỂ...

18/2005

Dự thảo quy định triển khai BHVM hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi,

áp dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp triển khai

BHVM, các tổ chức này có thể thành lập đơn vị độc lập, trực thuộc để triển

khai BHVM không vì mục tiêu lợi nhuận. Các sản phẩm BHVM được triển

khai gồm: bảo hiểm tử vong, tai nạn hoặc thương tật; bảo hiểm sức khỏe; bảo

hiểm tiết kiệm tuổi già và bảo hiểm tài sản. Theo quan điểm của cơ quan soạn

thảo quy định trên, để thành lập đơn vị độc lập hoặc trực thuộc triển khai

BHVM, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp cũng cần khoảng 500

triệu đồng với một cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới, quy chế hoạt động rõ

ràng và phải đăng ký hoạt động với Bộ Tài chính. Trước khi có dự thảo trên ra

đời, một số tổ chức cũng đã được Chính phủ ra văn bản riêng biệt cho phép

thử nghiệm triển khai BHVM đến hết 2016. Sau thời điểm này, các tổ chức

muốn tiếp tục triển khai BHVM cần phải đăng ký theo quy định mới, hoặc có

thể phải tiến hành chuyển giao sang doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; tổ chức

BHVM khác trong vòng 01 năm. Nhìn chung ở Việt Nam chưa có một hệ

thống văn bản pháp lý đầy đủ từ cấp độ văn bản Luật đến dưới luật về lĩnh vực

bảo hiểm vi mô mà chỉ là các văn bản chung về bảo hiểm hoặc văn bản quy

định cụ thể về một vài loại hình được phép kinh doanh trong lĩnh vực bảo

hiểm vi mô.