QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM NHỮNG PHÁT HIỆN VỀ KHẢO CỔ HỌC, NHỮNG DỮ LIỆU LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH ĐƯỢC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM RA ĐỜI TỪ HÀNG NGÀN NĂM TRƯỚC

1.5. Quá trình hình thành của làng nghề ở Việt Nam

Những phát hiện về khảo cổ học, những dữ liệu lịch sử đã chứng minh được

làng nghề Việt Nam ra đời từ hàng ngàn năm trước. Làng nghề thường tập trung

chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn và lâu đời như châu thổ sông Hồng, tại Hà

Nội, Hà Tây (trước đây), Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định. Thông qua quá trình sinh

hoạt và phát triển của xã hội mà yêu cầu cần phải sản xuất ra các vật dụng thiết yếu,

từ đó mà nghề được hình thành và dần dần phát triển cho tới ngày nay.

Có thể nói, làng nghề là một trong các đặc thù của nông thôn Việt Nam.

Nhiều sản phẩm sản xuất tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp

phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn.

Đa số các làng nghề trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với

quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ:

Làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề

gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã có gần 500 năm tồn tại, làng nghề trạm bạc Đồng Xâm

(Thái Bình) đã hình thành cách đây hơn 400 năm…

Trước đây, làng nghề sản xuất ra các vật dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất,

sinh hoạt của con người trong vùng. Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường

làng nghề đang thay đổi nhanh chóng. Hoạt động của làng nghề hiện nay không chỉ

phục vụ cho nhu cầu của con người trong và ngoài vùng mà còn phục vụ cho hoạt

động xuất khẩu và phát triển hoạt động du lịch.

Do điều kiện vị trí địa lý khác nhau nên sự phân bố của làng nghề trong các

vùng là khác nhau. Trên cả nước làng nghề chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông

Hồng 60%, miền trung 30% và miền nam là 10%. Hiện nay, quá trình phát triển

kinh tế của đất nước, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trườngtrong và ngoài nước

thay đổi do đó mà những làng nghề phù hợp với thị trường có xu thế phát triển

mạnh, còn những làng nghề không thích ứng có khả năng bị suy thoái hoặc không

phát triển được nữa.