LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM Ở VIỆT NAM, VẤN ĐỀ LÀNG NGHỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN QUA NHIỀU THỜI KỲ, VỚI NHỮNG KHÍA CẠNH VÀ CÁC MỤC ĐÍCH KHÁC NHAU

1.4.2. Làng nghề ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với

những khía cạnh và các mục đích khác nhau.

Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều công trình nghiên cứu về

làng nghề ở nhiều cấp.

Một số công trình như: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” [Bùi

Văn Vượng, 1998]. Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề truyền

thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy dó, tranh

dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai, làm trống. Ở đây chủ yếu giới

thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ

pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống

Việt Nam. Trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa” [Dương Bá Phượng, 2001], tác giả đã đề cập khá đầy đủ

từ lý luận đến thực trạng của làng nghề: từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều

kiện hình thành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan

điểm, giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong CNH – HĐH.

Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm,

thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề.

Ở khía cạnh môi trường: Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề

môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều

bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung:

Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, [Đặng Kim Chi và nhóm

cộng sự, 2005]: Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng

nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ

lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng

kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi

trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng

nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng

nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng

xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp

cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.

Qua nghiên cứu của tác giả, "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được

khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm có

tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép

(TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc

bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau

mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện

nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm

không khí từ làng nghề".

Nghiên cứu của PGS.TS Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề

Bắc Ninh cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng

trầm trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Phong Khê – Bắc Ninh): nồng độ

CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 – 36 mg/l). Bụi ở khu vực dân cư có nồng độ

cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần. CO tại khu vực sản xuất cao gấp 2 lần TCCP, tiếng

ồn cao hơn TCCP từ 3 – 10 dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội: Không khí

xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao lớn hơn TCCP 12 lần, tiếng ồn lớn

hơn 28 lần TCCP, bụi hơn 6 lần, nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ không khí từ 4 – 5 0C;

làng nghề tái chế nhựa Minh Khai: nồng độ bụi lớn hơn TCCP 1h và 24h là 1- 4 lần

và 3 - 6 lần, nồng độ HCl cao hơn TCCP 1,6 lần.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác

về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:

Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề

Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân

Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi

trường và sức khoẻ người lao động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp

phòng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.

Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía

Bắc và giải pháp can thiệp” của tác giả Nguyễn Thị Liên Hương (2006) cho thấy

tình trạng sức khỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ

người lao động có phương tiện bảo hộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động thấp (22,5%);

100% các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh.

Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5

mẫu không đạt yêu cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da

chiếm tới 37,3%...

Tại các làng nghề tái chế có mức độ ô nhiễm cao và mức độ ô nhiễm nghiêm

trọng. Qua nghiên cứu của Phan Thúy Yến và các cộng sự tại làng nghề tái chế chì

Đông Mai (Hưng Yên) cho thấy kết quả xét nghiệm đối với người lao động:

ALA/niệu > 10mg/l chiếm tới 67%; những người có số lượng hồng cầu giảm chiếm