4%; NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH DO NHIỄM CHÌ CHIẾM 67,7%

19,4%; những người mắc bệnh do nhiễm chì chiếm 67,7%. Hay đối với các làng

nghề Bắc Ninh, điển hình như làng nghề Phong Khê, Phú Lâm có khoảng 50 xí

nghiệp, với 70 phân xưởng sản xuất, khối lượng hàng hóa từ 18.000 đến 20.000 tấn

sản phẩm/năm, nhưng đồng thời thải vào môi trường 1.200 đến 1.500 m3 nước

thải/ngày với hàm lượng coliform lớn hơn TCCP hơn 100 lần. (nước thải có chứa

chủ yếu là xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu).

Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các

làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số

giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hầu như chưa

nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề có những điều kiện và

thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi

tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của

các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.

Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên cứu về

vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác nhau

nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.

Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và môi

trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng quan

về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác

giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề. Ở đây cũng đề

cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề

bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở

hạ tầng, giáo dục môi trường…). Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập

trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm

thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Các giải pháp này được đề cập cụ thể

hơn trong “Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các

chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”

(KC.08.09, 2005), cụ thể là các “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện

môi trường” cho các làng nghề nhựa; chế biến nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ

nghệ; dệt nhuộm.

Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến, Đặng Vân

Trình… đã nêu trên đều có đề cập đến các giải pháp can thiệp.

Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ

những ý kiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%; giải

pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người sản

xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì ngừng

sản xuất chỉ có 1,1%. Qua đó cho thấy rằng ý thức của cộng đồng trong vấn đề phát

triển kinh tế gắn với môi trường còn nhiều hạn chế, vấn đề xung đột môi trường có

nguy cơ khá cao và phức tạp.

Việt Nam cũng đang có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm của

các nước đi trước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực quản lý môi trường.

Đối với môi trường làng nghề, năm 2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp

với Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Môi trường Hàn Quốc tổ chức Hội thảo

áp dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong quản lý môi trường các làng nghề truyền

thống Việt Nam.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu rõ hiện trạng ô nhiễm môi

trường làng nghề và giới thiệu nghiên cứu điển hình “Cải thiện môi trường làng

nghề Vạn Phúc”. Các chuyên gia về môi trường của Hàn Quốc đã trao đổi về kinh

nghiệm, định hướng quản lý môi trường nông thôn và giới thiệu công nghệ môi

trường của Hàn Quốc. Hơn nữa, kể từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành

lập (2005) cho đến nay đã có nhiều chương trình hoạt động cụ thể nhằm cải thiện về

mặt chính sách, ủng hộ về nguồn vốn, nâng cao kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị

trường, tạo thương hiệu cho sản phẩm, quan tâm đến vấn đề môi trường các làng

nghề,… khuyến khích phát triển làng nghề về nhiều mặt.