CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI - KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường

Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi Trường là hệ thống

các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển

của con người và sinh vật [6].

- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng suy giảm chất lượng môi

trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng môi trường,

ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường nếu vượt quá

mức nhất định sẽ là hiện tượng nhiễm độc và ngộ độc sinh vật và con người [1].

Nước có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống và sản xuất. Do đó, khi môi

trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến những hậu quả cực kì nặng nề cho sức khỏe của

con người và sinh vật sống.

Xét về tốc độ lan truyền thì ô nhiễm nguồn nước còn gây ra những ảnh hưởng

nghiêm trọng và đáng báo động hơn ô nhiễm đất. Bởi khi nguồn nước không đáp

ứng được những tiêu chuẩn để con người sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất sẽ rất

dễ gây ra bệnh tật,...

- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Là sự có mặt của một số chất ngoại

lai trong môi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá một

ngưỡng nào đó trở nên độc hại với con người và sinh vật [11].

- Ô nhiễm nước

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và

đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.

Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng nước ở các con sông, hồ, ao, suối…. và

mạch nước ngầm bị nhiễm các chất độc hại có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến

sức khỏe của con người và các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật.

- Khái niệm nước sạch: Nước sạch là nước chứa các thành phần gây hại cho

con người, được bộ Y tế kiểm nghiệm nguồn nước là an toàn cho sử dụng.

- Suy thoái nguồn nước

Là sự thay đổi tính chất nước theo chiều hướng làm suy giảm chất lượng

nước, làm thay đổi tính chất ban đầu của nước. Suy thoái nguồn nước có thể do ô

nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên (mưa, tuyết tan, lũ lụt, bão…) hay nhân tạo (do nước

thải khu dân cư, bệnh viện, sản xuất nông nghiệp, nước thải các nhà máy…).

- Dấu hiệu nguồn nước bị nhiễm bẩn:[11]

+ Xuất hiện chất nổi trên bề mặt và cặn lắng ở đáy.

+ Thay đổi tính chất vật lý (độ nhìn thấy, màu sắc, mùi vị…)

+ Thay đổi thành phần hóa học (phản ứng, số lượng chất hữu cơ, chất

khoáng và chất độc hại).

+ Lượng ôxy hòa tan giảm xuống

+ Thay đổi hình dạng và số lượng vi trùng gây và truyền bệnh.

* Một số khái niệm làng nghề:

Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiề cách thức khác nhau. Các nhà

nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dưới đây là một số quan niệm.

- Làng nghề là hình thức phân công giữa công nghiệp và nông nghiệp sớm

nhất trong nông thôn. Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ trong

nông thôn để phát triển là ưu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ bản nhằm

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006) [3 ].

- Làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam đang tồn tại hoạt động của các

làng nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao

động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động nhưng đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị

sản xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất 300

triệu đồng. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006) [3].

- Làng nghề được phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề

truyền thống và làng nghề mới.

+ Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một nghề thủ

công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối ví dụ như: làng gốm bát tràng, làng

vạn phúc….

+ Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra thì còn có thêm một số

nghề thủ công nghiệp như: Ninh Hiệp, Đình Bảng,….

+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch

sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm thậm

chí hàng nghìn năm.

+ Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các

làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,

thời kỳ chuyển dịch sang kinh tế thị trường. (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2005) [4].

* Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/20066 của BNN&PTNT

hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của

Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, một tiêu chí công nhận nghề truyền

thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:

+ Tiêu chí công nhận làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu

chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề

nông thôn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề

nghị công nhận.

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống.

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề

truyền thống theo quy định của Thông tư này.

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí công nhận làng nghề

nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông

tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.