TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG LÀ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NHIỀU VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

1. Tính cấp thiết của đề tài

Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông

thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều

ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Hiện sản phẩm của làng

nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước

ngoài, thu về nguồn ngoại tệ lớn, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

Làng nghề giấy Phong Khê có nguồn gốc từ thôn Dương Ố, xã Phong Khê,

huyện Yên Phong ngày xưa. Đây là một làng nghề truyền thống, được khôi phục

và phát triển mạnh từ năm 1994 trở lại đây.Trước đây, làng nghề Phong Khê chủ

yếu sản xuất các loại giấy làm vàng mã, giấy dó phục vụ làng tranh Đông Hồ và

giấy làm vỏ pháo phục vụ làng pháo Bình Đà, thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Sau nhiều

năm thăng trầm phát triển, cùng với sự thay đổi nhu cầu thị hiếu của thị trường,

hiện làng nghề Phong Khê chuyển sang sản xuất các loại giấy viết, giấy bao gói,

giấy Duples, giấy Kráp... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài

tỉnh. Hiện làng nghề sản xuất giấy phường Phong Khê đã mở rộng quy mô sản

xuất thành các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã cổ phần

chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng giấy phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Sản xuất làng nghề không những giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông

thôn mà còn đem lại nguồn thu lớn, đóng góp chính vào sự phát triển kinh tế của

phường Phong Khê và thành phố Bắc Ninh.

Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề giấy Phong Khê chủ yếu mang tính tự

phát, quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình. Trình độ công nghệ còn thấp, thiết bị và

công cụ sản xuất còn lạc hậu, phần lớn là chế tạo trong nước hoặc nhập khẩu các

trang thiết bị đã qua sử dụng từ nước ngoài. Lao động của làng nghề hầu hết chưa

được đào tạo đầy đủ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Mặt khác do quy mô sản xuất

nhỏ lẻ, kinh phí và trình độ kỹ thuật còn hạn chế, khó khăn trong đầu tư và đổi mới

thiết bị, công nghệ. Các hộ sản xuất nằm rải rác trên địa bàn làng xã, không theo

quy hoạch, tạo ra nguồn thải nhỏ, phân tán , hầu hết không được xử lý gây ô nhiễm

môi trường trầm trọng.

Nơi tiếp nhận các loại chất thải rắn là khu vực ven đường quanh làng và các

bãi tự phát được các cơ sở sản xuất đổ bừa bãi dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê. Đồng

thời, nơi tiếp nhận nước thải sản xuất của các hộ dân là cánh đồng quanh làng, đặc

biệt là sông Ngũ Huyện Khê chảy trên địa bàn xã đang hàng ngày phải tiếp nhận

một lượng nước thải rất lớn này. Nước thải chứa nhiều loại hóa chất như: phèn, xút,

chất tẩy trắng, nhựa thông,... làm ô nhiễm môi trường nước mặt, theo thời gian sẽ

ảnh hưởng làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Ngoài ra, khí thải phát sinh từ

quá trình đốt cháy nguyên liệu không được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường đã

làm cho bầu không khí xung quanh làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt

vào những ngày mưa, độ ẩm cao, khí thải không phát tán được

Truớc thực trạng ô nhiễm như vậy, trong năm 2012, được sự nhất trí của

UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh đã chi ngân sách 156 tỷ đồng để

xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phong Khê, phường Phong Khê, thành phố Bắc

Ninh nhằm xử lý, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề giấy

Phong Khê đến môi trường xung quanh.

Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,

Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên và dưới sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải làng nghề Phong

Khê, thành phố Bắc Ninh” góp phần nào đó làm tài liệu tham khảo cho các cơ

quan chức năng trong việc quản lý và xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, thành

phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.