Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU  Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ THƯỜNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỐT CHÁY CÁC NHIÊN LIÊU, BỤI CÁC LOẠI VÀ HOÁ CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

1.5.4. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế phế liệu

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề tái chế thường có nguồn

gốc từ đốt cháy các nhiên liêu, bụi các loại và hoá chất trong quá trình sản xuất. Do

đó khí thải trong môi trường của các làng nghề này thường là: CO2, CO, SO2,

NOx, chất hữu cơ bay hơi.

Ô nhiễm môi trường nước

Nước thải của các làng nghề tái chế phế liệu có chứa nhiều chất độc hại, đối

với nhóm ngành tái chế kim loại: Các ngành gia công cơ khí, đúc mạ, tái chế và tái

chế kim loại thường có lượng nước thải không lớn nhưng lại chứa nhiều các chất

độc hại như kim loại nặng (Zn, Pb, Fe, Cr, Ni…) dầu mỡ công nghiệp. Quá trình mạ

bạc còn tạo ra Hg, xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác. Đặc biệt, quá trình

rửa ắc quy và nấu chì còn phát sinh nước thải có chứa nhiều chì, nước thải tại nhiều

làng nghề còn có chứa một lượng lớn kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn

từ 1,5 đến 10 lần TCVN.

Đối với làng nghề tái chế giấy, lượng nước thải qua các quá trình sản xuất rất

lớn, đồng thời trong nước thải còn chứa lượng lớn xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa

thông, phẩm màu, chất hữu cơ,… hàm lượng coliform vượt chuẩn cho phép tới

hàng trăm lần.

Ô nhiễm môi trường đất

Chất thải rắn tại các làng nghề hầu hết chưa được thu gom và xử lý triệt để,

nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường. Làng

nghề tái chế kim loại với nguồn chất thải phát sinh bao gồm: bavia, bụi kim loại,

phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày.

Theo khảo sát, ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tình trạng ô nhiễm đất làng

nghề đang là một vấn đề được quan tâm, đó là tình trạng ô nhiễm kim loại nặng ở

các làng nghề cơ kim khí, làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng, cán thép,… .