HIỆN NAY CẢ NƯỚC CÓ 71 LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU TRONG TỔNG SỐ 1

2008, hiện nay cả nước có 71 làng nghề tái chế phế liệu trong tổng số 1.468 làng

nghề, chiếm khoảng 4,84%, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Hà

nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa....

Mặc dù số lượng các làng tái chế chất thải không lớn chỉ chiếm 4,84% tổng

lượng làng nghề trong cả nước, nhưng tỷ lệ cơ giới hoá cao hơn các làng khác rất

nhiều. Sản phẩm của làng nghề tái chế rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về

chủng loại. Do sản xuất nhỏ hộ gia đình, tính tự lập cao và tập trung trong quy mô

làng xã nên rất năng động, linh hoạt trong các khâu.

Việc tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm hoặc tìm hiểu thị hiếu của

người sử dụng được các làng nghề nắm bắt và tận dụng rất nhanh, linh hoạt, luôn có

sự cạnh tranh thị trường giữa các loại hình sản phẩm, tạo sự đa dạng phong phú các

loại hình sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm.

Làng nghề tái chế phế liệu thu hút được khá nhiều lao động, ngoài những lao

động tham gia trực tiếp tại làng nghề, còn có những người thu gom phế liệu từ khắp

các tỉnh thành trong cả nước. Theo thống kê, thu nhập bình quân từ sản xuất làng

nghề tái chế phế liệu khá cao thường từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Tổng doanh thu ở một số làng nghề tái chế phế liệu rất cao so với sản xuất

nông nghiệp và các loại hình dịch vụ khác, ví dụ như làng nghề Vân Chàng - Nam

Định đạt 4,5 tỷ/năm, làng tái chế nhựa Minh Khai - Hưng Yên đạt 44 tỷ/năm, làng

tái chế giấy Dương ổ - Bắc Ninh đạt 25 tỷ/năm.