CẶP CHẤT NÀO SAU ĐÂY CÙNG TỒN TẠI TRONG MỘT DUNG DỊCH

1. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường a. Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch có bụi có mùi khó chịu làm giảm tầm nhìn. * Nguyên nhân gây ô nhiễm: Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí + Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên + Nguồn do hoạt động của con người + Nguồn gây ô nhiễm do con người tạo ra từ: VD: Do đốt nhiên liệu, rò rỉ hóa chất; Các chất gây ô nhiễm không khí như CO, CO

2

, SO

2

, H

2

S, CFC, các chất bụi,… * Tác hại của ô nhiễm không khí: - Gây hiệu ứng nhà kính do sự tăng nồng độ CO

2

, NO

2

,… - Gây mưa axit - Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người. - Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật. b. Ô nhiễm môi trường nước: Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. * Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa bão, tuyết tan, lũ lụt. - Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước. * Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ion của kim loại nặng, các anion NO

3

-

, PO

4

3-

, SO

4

2-.

Thuốc bảo vệ thực vật và phân bòn hoá học. * Tác hại của ô nhiễm môi trường nước: Gây tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người. c. Ô nhiễm môi trường đất: Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng và vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. - Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất: Nguồn gốc do tự nhiên và nguồn gốc do con người