SỰ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ MỚI, DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ KHÁC NHAU, CÓ THỂ PHÂN LOẠI THEO MỘT SỐ DẠNG NHƯ SAU

1.5.1. Sự phát triển đa dạng của các loại hình làng nghề ở Việt Nam

Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu chí khác nhau,

có thể phân loại theo một số dạng như sau:

- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm;

- Theo quy mô sản xuất, quy trình công nghệ;

- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm;

- Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu;

- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.

Mỗi cách phân loại đều có những đặc thù riêng và tuỳ theo mục đích mà có

thể lựa chọn cách phân loại phù hợp.

Tuy nhiên trong thực tế thường dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản

xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm để chia hoạt động

làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính:

 Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ;

 Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da;

 Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá;

 Làng nghề tái chế phế liệu;

 Làng nghề thủ công mỹ nghệ;

 Các nhóm ngành khác.

Từ công nghệ sản xuất và loại nguyên liệu tại các làng nghề tái chế chất thải

có thể phân chia 3 nhóm làng nghề tái chế cơ bản gồm: