PHÁT TRIỂN ĐƯỢC 463

1995, phát triển được 463.294 hội viên mới trong đó có 14.045 phụ nữ dân tộc, tôn

giáo. Đến năm 1996, cả nước có hơn 10 triệu hội viên Hội phụ nữ trong đó hơn

62% có độ tuổi từ 18 trở lên và gần 4 triệu hội viên nòng cốt, số hội viên mới phát

triển là 453 nghìn người. [11, tr.146]

Các cấp hội xác định quỹ hội có vai trò quan trọng đối với phong trào phụ nữ

và chính sách cán bộ Hội nên các cấp hội đều có quỹ để trợ cấp cán bộ hội từ tổ

trưởng đến chấp hành phụ nữ xã, thăm hỏi, động viên khen thưởng, cho hội viên

75

nghèo vay vốn phát triển sản xuất hoặc trợ giúp cho các vùng khó khăn bão lụt. Quỹ

hội ở các cấp hội được phát triển từ dịch vụ nấu ăn, giải khát, thu nhập từ các trung

tâm hướng nghiệp dạy nghề, nhận khoán các công trình, góp ngày công, làm dịch

vụ. 100% cấp tỉnh thành, quận huyện/53 tỉnh, thành đều có quỹ, 9.101 cơ sở, 52 tổ

phụ nữ có quỹ phục vụ công tác. [39, tr.10]

Việc kiện toàn bộ máy, công tác cán bộ và đào tạo bồi dưỡng đang dần từng

bước đáp ứng yêu cầu nội dung, phương thức hoạt động mới của Hội. Tuy nhiên,

công tác tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ vẫn còn một số hạn chế. Bộ máy tổ

chức hội từ TW đến cơ sở chưa được ổn định, đa số đội ngũ cán bộ cơ sở có trình

độ phổ thông hoặc chưa tốt nghiệp phổ thông, trình độ lý luận phần lớn ở sơ cấp, có

cán bộ chưa có trình độ lý luận chính trị. Đây thực sự là một khó khăn đối với sự

phát triển của công tác hội.

Chương trình Tổ chức nghiên cứu và vận động quần chúng tham gia xây

dựng, giám sát, kiểm tra chính sách, luật pháp, cơ chế mới liên quan trực tiếp đến

quyền lợi phụ nữ. Nghiên cứu một số vấn đề về gia đình

Với tư cách là một tổ chức chính trị xã hội, là thành viên của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, Hội có quyền lợi và trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến đối với

dự thảo Luật và dưới luật, tham gia giám sát, kiểm tra các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ. Sự ra đời của Nghị quyết số 04-NQ/TW

“Về đổi mới và tăng cường công tác vận động trong tình hình mới ngày12/7/1993

của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 28- CT/TW ngày 19/9/1993 “Về thực hiện Nghị quyết

của Bộ Chính trị: Đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình

mới” và chỉ thị 37/CT/TW “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình

mới” ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư cho thấy sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng,

Nhà nước cho Hội.

Từ TW đến các cấp hội cơ sở tích cực tham gia, nhận được báo cáo góp ý

của 40 đơn vị tham gia ý kiến sửa đổi một số điều trong Dự án Bộ Luật Dân sự,

phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành liên quan khảo sát thực tế để bổ sung Luật

Hôn nhân gia đình năm 1986, trực tiếp dự thảo Chương 10 của Bộ Luật Lao động.

76

Hàng loạt các chuyên đề nghiên cứu được tiến hành từ TW đến cơ sở: «Xây dựng

gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc », «Gia đình và sự tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam», «Nghiên cứu gia đình», «Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường»,

«Thực trạng gia đình Vĩnh Phú và xây dựng chuẩn mực về gia đình no ấm, bình

đẳng, tiến bộ của phụ nữ», «Hiện trạng nữ công nhân lao động ra khỏi dây chuyền

sản xuất»... Kết quả nghiên cứu giúp Hội có thêm cơ sở khoa học đề ra chủ trương

củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức hội trong thời

kỳ mới; đề xuất, kiến nghị với Đảng, Chính phủ một số chính sách về gia đình, lao

động nữ, cán bộ nữ.