KIỂM TRA CÁC TỔ TRONG NHÀ TRƯỜNGKẾT HỢP CÙNG THỜI ĐIỂM VỚI KIỂM TRA...

3. Kiểm tra các tổ trong nhà trường

Kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường trên cơ sở:

- Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.

- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển

khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra,…hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc

của nhà trường và Ngành Giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ, sổ sách và hoạt

động của các thành viên tổ, bộ phận.

Việc kiểm tra các chuyên đề các tổ căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân

công để Hiệu trưởng lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất

1lần/tổ/năm học).

Việc kiểm tra chuyên đề các tổ chuyên môn chủ yếu là kiểm tra các nội dung

liên quan đến tổ chức dạy học, giáo dục học sinh (Khoản c, d, e - Điểm 1 và Khoản e

- Điểm 2 ở trên). Kiểm tra chuyên đề các bộ phận chủ yếu là kiểm tra các nội dung

liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó (Khoản b, đ - Điểm 1 và Khoản e -

Điểm 2 ở trên). Các nội dung còn lại, khi ban kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra thì

hầu như Hiệu trưởng, Ban giám hiệu nhà trường là đối tượng kiểm tra. Như vậy, có

nội dung kiểm tra chỉ kiểm tra một hoặc hai, ba bộ phận, nhưng có nội dung lại có thể

kiểm tra toàn bộ các tổ, bộ phận; đối tượng kiểm tra sẽ vừa là một giáo viên, nhân

viên và cả cán bộ chủ chốt của trường.