TỰ KIỂM TRA TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Tự kiểm tra trong nhà trường: 01 lần/năm học, tập trung vào một sô

nội dung trọng tâm sau:

a) Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ: cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân

viên; tình hình bô trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy nhà trường

theo quy định (Đôi tượng kiểm tra là lãnh đạo nhà trường; Hồ sơ kiểm tra như hồ

sơ viên chức, các quyết định tổ chức và quyết định phân công).

b) Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Sô lượng, chất lượng, việc bô trí,

sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị,

khuôn viên, các khu vực vệ sinh (Đối tượng kiểm tra là lãnh đạo nhà trường với

các nội dung xem xét như: Hồ sơ quản lý của lãnh đạo nhà trường; hồ sơ và hoạt

động của các bộ phận như cán bộ thư viện, thiết bị, cán bộ y tế, phụ trách lao

động, nhân viên bảo vệ…).

c) Thực hiện kế hoạch giáo dục: Tuyển sinh, biên chế học sinh/lớp; thực

hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao …(Đối tượng kiểm tra là Hội đồng

tuyển sinh với các nội dung như: Hồ sơ lưu của lãnh đạo nhà trường; hồ sơ và

hoạt động của tổ chuyên môn, các bộ phận như phổ cập, văn thư, quản lý học sinh

chuyển trường, các hồ sơ quy định khác).

d) Hoạt động và chất lượng giảng dạy các môn văn hóa: tổ chức giảng dạy,

học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá

xếp loại, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ; tình hình chất lượng giảng dạy

của giáo viên và học sinh (Đối tượng kiểm tra là lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên

môn, giáo viên và các bộ phận liên quan với nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của

lãnh đạo nhà trường; hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, hồ sơ của giáo viên)

đ) Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: đạo đức, thẩm mỹ,

thể chất …, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác Đoàn- Đội,

hoạt động xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm (Đối tượng kiểm tra là lãnh đạo nhà

trường, GVCN, GVBM, các đoàn thể và bộ phận liên quan với nội dung kiểm tra

gồm: Hồ sơ lưu của Lãnh đạo nhà trường; hồ sơ và hoạt động của giáo viên, tổ

chuyên môn, Tổng phụ trách Đội, y tế trường học, công tác chủ nhiệm của các

giáo viên, các kế hoạch hoạt động ngoại khóa).

e) Công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và triển khai thực hiện các

loại kế hoạch; quản lý, bô trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại…đội ngũ cán

bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện quy

chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tô cáo; công tác kiểm tra của hiệu trưởng theo

quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội; quản lý hành chính, tài chính, tài

sản; công tác tham mưu, phôi hợp và công tác xã hội hóa giáo dục; việc công khai

chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính (Đối tượng kiểm tra là Hiệu

trưởng: Hồ sơ quản lý của lãnh đạo nhà trường, trực tiếp là hiệu trưởng; Hồ sơ

lưu và hình thức công khai của lãnh đạo nhà trường; hồ sơ và hoạt động của văn

thư, kế toán, thủ quỹ; hiệu quả việc thực hiện các hình thức công khai ; hồ sơ các

bộ phận có liên quan).

Ngoài nội dung kiểm tra toàn diện, trường tập trung kiểm tra các chuyên đề

sau 01 lần/năm học:

g) Kiểm tra việc thực hiện công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT

ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT (Hồ sơ lưu và hình thức công khai của nhà

trường).

h) Việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận: Thư viện, thiết bị, y tế (Đôi

tượng gồm lãnh đạo nhà trường và cán bộ chuyên trách: Hồ sơ lưu các bộ phận).

i)Kiểm tra công tác hành chính: (Việc quản lý và phát hành văn bản đúng

theo quy định, hồ sơ viên chức và học sinh, việc lưu trữ hồ sơ, việc cấp phát bằng

TNTHCS).

k) Kiểm tra công tác xét TN. THCS năm học 2016- 2017 (Đôi tượng gồm

PHT chuyên môn và GVCN khôi 9: hồ sơ học bạ khối 9).