KIỆN TOÀN BAN KIỂM TRA NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG THÀNH PHẦN CỦA BAN KIỂM TRA LÀCBQL TRƯỜNG HỌC, NHỮNG CÁN BỘ CHUYÊN MÔN, GIÁO VIÊN GIỎI, GIÁO VIÊN CÓ NĂNGLỰC, UY TÍN TRONG NHÀ TRƯỜNG; DƯỚI SỰ ĐIỀU HÀNH TRỰC TIẾP CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÂN CÔNGNHIỆM VỤ CỤ THỂ, ĐỊNH HƯỚ...

2. Nhiệm vụ cụ thể:

Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ nhà trường thành phần của ban kiểm tra là

CBQL trường học, những cán bộ chuyên môn, giáo viên giỏi, giáo viên có năng

lực, uy tín trong nhà trường; dưới sự điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, phân công

nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên ban KTNBTH. Từng

bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các

thành viên ban KTNBTH về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục; góp

phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ban KTNBTH cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNBTH trong năm

học, sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác

kiểm tra, cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch

cụ thể cho từng tháng, theo từng đợt; Phổ biến công khai kế hoạch cho toàn thể hội

đồng sư phạm nhà trường; đưa nội dung đánh giá công tác KTNBTH vào chương

trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế, cuối học

kỳ và cuối năm học sơ kết, tổng kết công tác KTNBTH trước hội đồng trường.

Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH theo kế

hoạch, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thời điểm, đối tượng, thành phần

kiểm tra phù hợp, bám đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu

quả, tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ

phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình; mỗi nội dung kiểm tra phải lập biên

bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ minh chứng. Ban kiểm tra nội

bộ phối kết hợp tốt với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung

liên quan; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng

thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế. Đánh

giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, và đúc

rút kinh nghiệm trong công tác KTNBTH cho những năm tiếp theo; lưu trữ đầy đủ

hồ sơ của nhà trường.

III- NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ.

Tập trung kiểm tra về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân

viên đối chiếu với quy định của nhà nước; số lượng cán bộ, nhà giáo chưa đạt

chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ, kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp.

Việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn, hội đồng chức năng, các tổ chức

đoàn thể.

Thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá như thực hiện chương trình, nội dung,

kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại, kết quả lên lớp,

tốt nghiệp, thi học sinh giỏi ...)

Thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao

động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông theo quy định, bao gồm hoạt động theo kế

hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại đạo đức và kết quả giáo

dục; các chương trình hành động phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác.

Công tác quản lý của Hiệu trưởng, bao gồm xây dựng kế hoạch giáo dục, bố

trí, sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực

hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh; công tác kiểm tra, quản lý chuyên

môn, tài chính, tài sản; công tác xã hội hoá giáo dục và phối kết hợp với các tổ chức

đoàn thể, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ

khác.

Kiểm tra thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các

điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi

trường sư phạm; thiết bị dạy học, phương tiện làm việc; số lượng, chất lượng phòng

học, phòng làm việc, phòng thự hành thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng đa năng, thư

viện, sân chơi, bãi tập.