4/2006), XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG NGÀY 17/05/2006 ẤY THẾ MÀ CÔNG TY LẠI...

26/4/2006), xin nghỉ không lương ngày 17/05/2006 ấy thế mà công ty lại cố tình làm khó cho thân chủ tôi, không cho thân chủ tôi thực những quyền của người lao động, công ty đã đưa ra những lí do hết sức vô lý để không chấp nhận đơn xin nghỉ của thân chủ tôi như: “ đang chờ đoàn thanh tra vào làm việc”, “đơn chưa có sự đông ý của văn phòng đại diện”, thưa Hội đồng xét xử, trước đây vào năm 2004 thân chủ tôi cũng đã từng xin nghỉ không lương, lúc đó thân chủ tôi chỉ cần có một lá đơn và nêu lí do là “có việc riêng” và nộp trực tiếp tại trụ sở công ty thì giám đốc công ty chấp nhận ngay mà không cần có sự đồng ý hay không đồng ý của VPĐD ấy vậy mà lần nay thân chủ tôi đang gặp khó khăn thực sự, công ty cũng biết rõ hoàn cảnh nhưng lại không chấp thuận đơn nghỉ không lương của thân chủ tôi, phải chăng bên trong còn có nội tình khác liên quan tới việc thân chủ tôi đi tố giác những việc làm sai trái của lãnh đạo công ty? - Về trình tự thủ tục ra quyết định sa thải:Thưa HĐXX , trình tự xử lý kỷ luật của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam đối với thân chủ tôi là hoàn toàn trái pháp luật bởi lẻ quá trình xử lý kỷ luật không có sự tham gia của ông Thắng, không để cho ông Thắng bày tỏ lí do cũng như tự bào chữa cho mình, việc làm này là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật khi tiến hành việc kỷ luật bằng hình thức sa thải, cụ thể đã vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 87 Bộ luật Lao động, khoản 3 Điều 87 quy định “khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự có mặt của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp” Điều này đã được cụ thể hóa tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995. Điểu c khoản 1 quy định “Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ, hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đương sự. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết”. Thưa HĐXX, trong quá trình giải quyết vụ án phía công ty đã đưa ra 03 thông báo để chứng minh cho việc công ty đã triệu tập ông Thắng, nhưng tôi xin khẳng định những thông báo mà công ty đưa chỉ là dùng để che đậy cho việc xử lý kỷ luật sai trái của mình: