HUẤN CAO LÀ MỘT CON NGƯỜI TÀI HOA

2. Phân tích

a. Huấn Cao là một con người tài hoa: Ông viết chữ rất đẹp. Đây là chữ Hán, một

nghệ thuật, một thú chơi tao nhã của người xưa gọi là thư pháp.

Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp: “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”

của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện

nhỏ cũng biết “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm” (…). Có được chữ của ông

Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Cho nên “Sở nguyện của viên quan coi

ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao

viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không chỉ phải kiên trì, mà còn

phải liều mạng. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù, là việc làm nguy hiểm, có khi

phải trả giá bằng tính mạng của mình.

b. Huấn Cao là một người có khí phách: Một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường mà

không hề nao núng, vẫn ung dung, đàng hoàng “Đến cái cảnh chết chém, ông còn

chẳng sợ nữa là…”. Đối với viên quản ngục, ông chẳng những không sợ mà còn “cố

tình làm ra khinh bạc đến điều”. Trong lời đối đáp với viên quản ngục, ông trả lời

thẳng: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân

vào đây”. Một tử tù mà đáp lại lời cầu xin của một ngục quan như vậy, xưa nay thật

hiếm.

c. Huấn Cao là một người có “thiên lương” trong sáng, có cái tâm cao cả: Tiền bạc và

quyền thế không lung lạc được ông. Ngay cả việc cho chữ cũng vậy, ông đã nói: “Ta

nhất sinh không vì vàng ngọc hay vì quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

Cho nên khi tưởng rằng viên quản ngục có âm mưu gì đen tối biệt đãi mình, ông tỏ

thái độ khinh bạc. Nhưng khi hiểu rằng y thành tâm xin chữ, ông liền thay đổi thái độ

và sẵn sàng cho chữ. Việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục không chỉ vì mục đích

chơi chữ mà chủ yếu cho chữ để cứu người, cứu một con người đã lầm đường lạc lối.

d. Tóm lại: Ba vẻ đẹp “tài hoa, khí phách, thiên lương” của nhân vật đã được đẩy lên

đến đỉnh cao và bộc lộ sáng loà trong hình tượng lẫm liệt của Huấn Cao. Cảnh cho

chữ được nhà văn đặc tả thành “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở chốn lao tù

đã tôn cao vẻ đẹp của nhân vật và bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

e. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào trong một

tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục.

- Để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng.

Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối,

giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục dơ bẩn (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực

của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ,…); có sự đối lập tương phản giữa

việc cho chữ, giữa phong thái của người cho chữ và tư thế của người nhận chữ (Có

thể phân tích dẫn chứng)

- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình. Sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn

tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của “một thời vang

bóng” ở hình tượng Huấn Cao