TRÊN CƠ SỞ HIỂU BIẾT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TÁC PHẨM CHI...

Câu 2 Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, thísinh có thể phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, từ đó liên hệ đến lời khuyên nhân vậtHuấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân),nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, cósức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận* Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ PhùngLà người kể chuyện; vốn là một người lính giải ngũ, giờ là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, đếnvùng biển này để chụp một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch năm ấy. Truyện được kể bởi chínhPhùng, người tham gia câu chuyện nên sẽ xác thực hơn và giúp cho việc thể hiện chủ đề (liênquan đến nghệ thuật) tốt hơn.Phát hiện thứ nhất- Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một cảnh đắttrời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặpđược một lần. Nó đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ:+ Một con thuyền ngư phủ đang từ từ hướng vào bờ. Mũi thuyền chạm vào bầu sương mùtrắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.+ Vài bóng người ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum.+ Tất cả khung cảnh được Phùng nhìn qua những cái mắt lưới của tấm lưới nằm giữa haigọng vó như cánh một con dơi. Vẻ đẹp của bức tranh: hài hòa (thiên nhiên - con người, bóng tối - ánh sáng, màu sắc -đường nét - chuyển động, tĩnh - động), giản dị, bình yên.- Cảm nhận của Phùng trước bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa:+ Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bốirối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào - niềm xúc động mãnh liệt, cảm xúc thẩm mĩtrong tâm hồn người nghệ sĩ.+ Nhận ra chân lí: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về tác động của nghệ thuật của cái đẹp cũng tươngđồng với quan niệm của nhiều nhà văn khác: Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn conngười.  Phát hiện thứ nhất - phát hiện về cái đẹp trong cuộc đời: Con thuyền ngư phủ trong buổisớm mờ sương trên biển.Phát hiện thứ hai- Từ chính chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi,cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ là một phương thức đểgiải tỏa những uất ức, đau khổ; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cáibạt tai của bố ngã dúi xuống cát… Cảnh tượng đầy rẫy trong thực tế cuộc sống hiện nay, gợi đến vấn đề bạo lực trong giađình.- Chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến sững sờ, không tin vào những gì đang nhìn thấytrước mắt trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khoảnh khắc hạnh phúc trànngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bảnthân cái đẹp chính là đạo đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải làđạo đức, là chân lí của sự toàn thiện. Đó là cảnh tượng thật xấu, thật ác. Phát hiện thứ hai: Cuộc đời không chỉ có cái đẹp, cái thiện mà còn có cái xấu, cái ác;cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí.- Khoảng cách của Phùng với con thuyền ngư phủ trong hai phát hiện: + Phát hiện thứ nhất: khoảng cách xa, lại bị gián cách bởi lớp sương mù trắng như sữa.+ Phát hiện thứ hai: khoảng cách gần sát. Khoảng cách đó cùng với trình tự của hai phát hiện (phát hiện về cái đẹp trước, phát hiệnvề cái ác, cái xấu sau) góp phần chuyển tải thông điệp của truyện một cách sâu sắc:+ Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác…Nghệ thuật không chỉ phản ánh cái đẹp mà còn phải vạch trần cái xấu, cái ác. Nghệ thuậtkhông thể vị nghệ thuật mà phải vị nhân sinh.+ Nhà văn có dụng ý khi để cảnh tượng trời cho hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoàihòng che giấu cái bản chất thực của đời sống ở bên trong.  Nghệ sĩ chỉ có thể thấy được cáixấu, cái ác khi đến gần hơn với cuộc đời.* Liên hệ đến lời khuyên nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnhcho chữ, nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực- Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao sau khi cho chữ viên quản ngục cònkhuyên quản ngục nên thay chốn ở đi để giữ thiên lương cho lành vững. Ông cho rằng, nhà tùtăm tối, tàn ác không phải là nơi treo những con chữ vuông, tươi tắn, nói lên cái hoài bãotung hoành của một đời con người. Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục đã xúcđộng, cúi xuống vái lạy, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!". Nhưvậy, Huấn Cao không chỉ cho chữ (trao gửi lại cái đẹp) mà còn cứu giữ "thiên lương" củaquản ngục. Người nghệ sĩ, dù cận kề cái chết vẫn cố công thực hiện sứ mệnh của mình làtruyền bá cái đẹp và cái thiện. Thông điệp nghệ thuật: Cái Đẹp không bao giờ chung sống với cái Xấu, cái Ác. CáiĐẹp luôn gắn liền với cái Thiện.- Cả Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu nhận thức sâu sắc về vai trò, sứ mệnh của nghệthuật trong cuộc đời: Nghệ thuật phải phản ánh cái Đẹp và dùng chính cái Đẹp để thanh lọctâm hồn con người, để làm cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.  Quan niệm đúng đắn của nhữngngười nghệ sĩ chân chính.