+ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, ÔNG TÀI HOA NHƯNG BẤT ĐẮC CHÍ, VÌ THẾ THƯỜNG HƯỚNG NGÒI BÚT CỦA MÌNHĐẾN VẺ ĐẸP Ở MỘT THỜI VANG BÓNG NHƯ MỘT CÁCH PHẢN ỨNG LẠI VỚI XÃ HỘI, ĐỒNG THỜI CŨNG HƯỚNG ĐẾN ĐỜI SỐNGTRỤY LẠC VÀ ĐI THEO CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH ĐỂ THOÁT LI THỰC...

Câu 2:Nội dung:* Về tác giả:+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông tài hoa nhưng bất đắc chí, vì thế thường hướng ngòi bút của mìnhđến vẻ đẹp ở một thời vang bóng như một cách phản ứng lại với xã hội, đồng thời cũng hướng đến đời sốngtrụy lạc và đi theo chủ nghĩa xê dịch để thoát li thực tại.+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông hòa vào đời sống nhân dân, vẫn đi tìm cái đẹp ở những thứ dữ dội,độc đáo nhưng tâm hồn đã rộng mở, gắn kết với cuộc đời hơn.=> Có thể khẳng định ông là con người cả đời đi tìm cái đẹp, cái lạ lùng.* Về tác phẩm:Cảm nhận ông lái đò trong cảnh vượt thác:- Về nội dung:+ Ông lái đò là con người từng trải, kinh nghiệm.+ Ông lái đò thông minh, lẫm liệt như một dũng tướng lâm trận.+ Phá vòng vây số 1:Bị thác dữ chặn đánh, vẫn quyết tâm kiên cường chiến đấu.Bị bủa vây từ mọi phía nhưng không hề nao núng.Vượt lên nỗi đau vô hạn, vẫn bình tĩnh, tỉnh táo điều kiển con thuyền.+ Phá vòng vây số 2:Không tự mãn chủ quan khinh địch, sử dụng chiến thuật hợp lí.Dũng mãnh tài hoa như người nghệ sĩ trên lưng cọp.Bị phục kích bất ngờ, nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con thuyền.+ Phá vòng vây số 3:Phá thẳng thuyền, chọc thủng đá hậu vệ.Thuyền lao nhanh như tên bắn, đường đi uốn lượn tài hoa.=> Ông lái đò tài hoa, nghệ sĩ, trí dũng song toàn.- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:+ Bút pháp tương phản đặc trưng của văn học lãng mạn giữa con người với thiên nhiên: thiên nhiêncàng hung dữ bao nhiêu, con người càng vĩ đại, to lớn bấy nhiêu.+ Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, so sánh được tác giả sử dụng để tạo cảm giác mạnh, ấn tượng.Người đọc chứng khiến một chiến trận đầy hào hùng.+ Sử dụng kiến thức liên ngành ở nhiều lĩnh vực => cây bút tài hoa.* Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về conngười.- Giống nhau: Cả Huấn Cao và ông lão lái đò đều là những con người tài hoa, lịch lãm.+ Huấn Cao: Trong cảnh ngục tù tối tăm, ông vẫn viết chữ, viết sáng tạo ra cái Đẹp. Huấn Cao đã dànhnhững giây phút cuối cùng của cuộc đời mình để viết chữ => Cái Đẹp lớn lao khi Huấn Cao vượt được lênmọi lẽ sống chết ở đời.Hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tay dậm tô từng nét chữ gợi hình ảnh một conngười tuy bị xiềng xích về thể xác nhưng tự do, phóng khoáng về tâm hồn => Cái Đẹp đã nâng con người lên trên hoàn cảnh, làm cho con người vĩ đại hơn.+ Người lái đò: Ông lão lái đò làm công việc mưu sinh thường ngày nhưng ông vượt thác với sự saymê. Nó không còn là cuộc vật lộn giành sự sống mà ông lão lái đò được miêu tả với những động tác điệunghệ như người nghệ sĩ đang biểu diễn nên sân khấu là sông nước.- Khác nhau:+ Huấn Cao: Con người của một thời vang bóng, được lấy từ nguyên mẫu Cao Bá Quát+ Người lái đò: Con người của cuộc sống lao động bình thường* Quan niệm về con người:+ Con người luôn được nhìn ở góc độ tài hoa nghệ sĩ, con người là cái đẹp.+ Sự khác nhau trong cách lựa chọn nhân vật thể hiện sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật củaNguyễn Tuân: đến gần hơn với cuộc đời bình thường. Ở đây ông lái đò còn được nhìn như một người hùng,người tài không cứ là người anh anh hùng lập công mặt trận, ta có thể bắt gặp người anh hùng trong chínhcuộc sống lao động bình thường.