CÂU 2 (5,0 ĐIỂM) YÊU CẦU CƠ BẢN (YÊU CẦU CHÍNH) CỦA ĐỀ LÀ CẢM NHẬN VỀ...

3. Yêu cầu phân hóa – nâng cao: Liên hệ với cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. – Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa na chưa từng có vì nó diễn ra trong một hoàn cảnh không gian và thời gian đặc biệt, giữa những con người cũng vô cùng đặc biệt: + Người cho chữ và người xin chữ có mối quan hệ đặc biệt. Trên phương diện xã hội, đó là những con người đối lập nhau, thậm chí không đội trời chung với nhau: Một người chống lại trật tự xã hội đương thời bị kết án tử hình, bị giam giữ trong nhà lao tử tù; còn hai người kia là ngục quan, đại diện cho cái xã hội mà Huấn Cao chống lại. Nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là những người tri âm tri kỉ với nhau, ông Huấn Cao là người nghệ sỹ sáng tạo cái đẹp còn quản ngục và thư lại là những người biết trân trọng và nâng niu cái đẹp. + Cảnh cho chữ, một hành động sáng tạo nghệ thuật thanh cao lại diễn ra vào lúc đêm khuya giữa nhà ngục tối tăm chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, mặt đất vương vãi phân gián, phân chuột. Đối lập với những những thứ tối tăm hôi hám ấy là ánh sáng rừng rực của ngọn đuốc, tấm lụa bạch tinh khiết và mùi mực thơm tỏa khắp buồng giam. + Cảnh cho chữ được nhà văn khắc họa đầy ấn tượng, dưới ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ trên tấm lụa trắng; quản ngục và thơ lại thì run run bê chậu mực, khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ... – Sau khi cho chữ, ông Huấn còn đưa ra những lời khuyên bảo chí tình với những người đang canh giữ mình: Ở đâ lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản n n tha đổi chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn... Ngục quan nghe lời khuyên thì cảm động, khóc mà bái lạy. – Cảnh cho chữ trong nhà ngục thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: Cái đẹp và thiên lương cao cả có thể tỏa sáng cả ở những chốn hôi hám, nhơ bẩn, ở ngay chính nơi mà cái xấu, cái ác ngự trị. Cái đẹp có thể được sinh ra từ trong tăm tối, trong môi trường mà cái xấu, cái ác ngự trị nhưng cái đẹp phải được sống trong môi trường của cái đẹp, cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác. Cái đẹp một khi được tỏa sáng nó có tác dụng khơi dậy cái thiện bên trong con người, thèm một nét chữ đẹp của ông Huấn, quản ngục và thơ lại đã từ bỏ chốn tù ngục nhơ nhớp để giữ cho lành cho vững thiên lương của mình. – Hai tác phẩm, hai chi tiết nghệ thuật đều thể hiện quan niệm về cái đẹp của mỗi nhà văn, quan niệm ấy có những nét tương đồng và khác biệt. Cả hai nhà văn đều quan niệm cái đẹp phải gắn với cái thiện. Với Nguyễn Minh Châu thì bản thân cái đẹp chính là đạo đức; còn Nguyễn Tuân thì quan niệm muốn chơi chữ trước hết phải giữ thiên lương cho lành vững. Tuy nhiên, do quan niệm nghệ thuật khác nhau nên mỗi nhà văn cũng có những quan điểm riêng về cái đẹp. Với Nguyễn Tuân, cái đẹp có thể được sinh ra giữa chốn tù ngục, nơi cái xấu, cái ác ngự trị nhưng cái đẹp là một phạm trù tách bạch, đối lập hoàn toàn với cái lem luốc của cuộc đời. Tới Nguyễn Minh Châu, cái đẹp hòa lẫn trong cuộc đời xù xì, lấm láp và còn nhiều ngang trái đớn đau. Cái đẹp đích thực không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống đời thường; người nghệ sỹ chân chính phải biết nâng niu cái đẹp đó, để nó có thể tỏa sáng ngay cả trong bóng tối của sự khổ đau.