CÂU 14. VÌ SAO NÓI TƯ DUY LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. VÍ DỤ MINH HỌ A

5)Giải quyết vấn đề

 Là khâu cuối cùng của quá trình tư duy.

 Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả

lời cho vấn đề được đặt ra.

 Sau khi giải quyết vấn đề đôi khi một số vấn đề mới lại nảy sinh. Lúc đó, một quá trình tư

duy mới lại bắt đầu.

 Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên

nhân. Có 3 nguyên nhân thường gặp:

• Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán( nhiệm vụ).

• Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa.

• Tính chất cứng nhắc, khuôn sáo của tư duy.

Sơ đồ: các giai đoạn của một quá trình tư duy.

Đây là sơ đồ logic của tư duy do nhà tâm lí học K.K. Platonop đã tóm tắt. Số lượng các gia đoạn có

thể không cần đầy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân thủ

theo sơ đồ.

Ví dụ minh họa:

 Sinh viên A cuối tháng hết tiền không có tiền ăn, tiền tiêu nhưng còn đến một tuần nửa mới

đến hạn nhận tiền nhà gửi. Vấn đề đặt ra cho sinh viên này là làm sao sống qua một tuần nửa chờ

đến ngày nhà gửi tiền vào. Và sinh viên A bắt tay vào vệc tìm cách giải quyết vấn đề.

 Sau khi tham khảo ý kiến của các bạn và cộng thêm kinh nghiệm của bản thân qua những lần

hết tiền trước đây sinh viên A đã tìm ra một số phương án giải quyết như sau:

• Vay tiền bạn bè sống tạm một tuần, sau khi nận tiền sẽ gữi lại.

• Bảo gia đình gửi tiền sớm hơn

• Ăn chịu.

 Sinh viên A bắt tay vào việc kiểm tra xem phương án nào có thể thực hiện được.

• Đầu tiên là đi hỏi thăm các bạn vay tiền nhưng cuối tháng ai cũng hết tiền không thể vay

được.

• Tiếp theo là hỏi cô chủ ăn chịu nhưng cô chủ quán không bán.

• Cuối cùng là điện về nhà nói với gia đình và gia đình đồng ý gửi sớm hơn, nhưng gửi ít hơn

thường lệ.

 Và vấn đề của sinh viên này đã được giải quyết nhưng một vấ đề mới lại nảy sinh là với số

tiền ít hơn sinh iên A phải chi tiêu thế nào đễ đủ cho tháng tiếp theo. Và một quá trính tư duy mới

lại nảy sinh.

III. Kết luận

Trong quá trình tư duy cần chú ý:

 Cần kiên nhẫn,có thời gian nhìn nhận vấn đề để hiểu được bản chất của nó tránh bỏ qua một

số dữ liệu quan trọng làm cho việc tư duy trở nên bế tắt.

Ví dụ: khi làm bài thi phải có thời gian đọc đề thật kĩ

 Cần quyết đoán, xác định rỏ nhiệm vụ tránh tư duy chệch hướng vấn đề.

Ví Dụ: khi làm việc nhóm cần thống nhất ý kiến tránh phân vân nhiều ý kiến

 Tránh làm phức tạp hóa vấn đề dẫn đến khó khăn trong tư duy.

ví dụ: chỉ tìm đọc những tài liệu cần thiết cho bài làm tránh đọc nhiều sách đâm ra lan man.

 Tránh lối tư duy khuôn sáo, cứng nhắc.

Ví Dụ: nhà quản lí không nên áp dụng phương pháp quản lí của môi trường này cho môi

trường khác.

Tư duy trong cuộc sống:

 Khi gặp một vấn đề trong cuộc sống không nên bi quan, bế tắt, cần bình tĩnh tìm cách tư duy

giải quyết vấn đề.

 Khi tư duy giải quyết vấn đề cần tư duy tích cực tránh lối tư duy lệch lạc tiêu cực.

 Trong hoạt động giáo dục và quản lí cần khuyến khích lối tư duy đột phá đễ tìm ra thành

công mới.

 Học sinh, sinh viên cần tập lối tư duy logic, phát triển khả năng tư duy đễ học tập hiệu quả

và nhanh chóng.

 Học sinh sinh viên cần năng nổ hoạt động đễ có nhiều trãi nghiệm giúp cho tư duy trong

học tập và trong cuộc sống tốt hơn.

VI. sách hay tìm đọc

 Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh của Adam Khoo: bạn có thể làm được những gì bạn

muốn nếu bạn biết cách tư duy và làm chủ tư duy.

 Tư duy tích cực của Trish Summerfield: người lạc quan và có tư duy tích cực luôn nhìn thấy

cơ hội trong từng mối hiểm nguy, người không lạc quan và có tư duy tiêu cực luôn nhìn thấy

hiểm nguy trong từng cơ hội.

 Tư duy đột phá của Shogio Hibino: sách giúp trí não bạn nhìn nhận vấn đề một cách nhanh

nhất và sâu sắc nhất, đưa ra những ý kiến sáng tạo độc đáo. Với tư duy đột phá bạn sẽ thông minh

hơn mà không phải mất nhiều công sức.

 Phương pháp tư duy siêu tốc của Bobi Diporter nói về các phương pháp tư duy hổ rợ khả

năng trí nhớ, giúp bộ não tư duy hiệu quả và đột phá.

 Lập bản đồ tư duy của Tony Buzan: sách hướng dẫn cách lập bản đồ tư duy ghi chú lại và

sắp xếp những tư duy giúp bạn ngăn nắp và sáng tạo hơn.

 Sáu chiếc nón tư duy của Edward de Bono: sách nói về từng loại tư duy, chỉ cho chúng ta

biết trong hoàn cảnh nào cần áp dụng những loại tư duy nào cho hiệu quả cao nhất.

 Tôi tài giỏi bạn cũng thế của Adam Khoo. Đọc sách này cho ta biết nhiều kĩ năng bổ ích bổ

trợ cho quá trình tư duy. Đến với tôi tài giỏi bạn cũng thế bạn sẽ khám phá và phát huy hết tiềm

năng của bản thân.