CÂU 14. VÌ SAO NÓI TƯ DUY LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. VÍ DỤ MINH HỌ A

1) Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

 Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống. Tình huống là điều kiện quan

trọng của tư duy. Song không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư duy. Chỉ có những tình

huống mà con người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó đễ thỏa mãn nhu cầu

thì trong tình huống đó tư duy mới nảy sinh.

 Ví dụ: một bài toán nhân sẽ là vấn đề đối với một học sinh lớp hai nhưng không phải là vấn

đề đối với một sinh viên đại học.

 Mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và

nhu cầu cá nhân. Một người càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó càng dễ dàng

nhìn ra một cách đầy đủ các mâu thuẫn.

 Và nhu cầu của mỗi người cũng rất quan trọng. Nếu nếu người nào có nhu cầu cao trong vấn

đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn những người có nhu cầu cơ bản.

 Ví dụ: Nhà quản lí có kiến thức cao, từng làm việc nhiều năm có nhiều kinh nghiệm và có

nhu cầu giải quyết vấn đề cao thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc và toàn diện hơn nhà quản lí có

kiến thức thấp mới đi làm và không có mong muốn giải quyết vấn đề.

 Trong giai đoạn này cần chú ý tránh xác định chệch hướng vấn đề. Nếu xác định sai sẽ ãnh

hưởng đến những bước sau và có thể không tìm ra phương pháp giải quyết.

 Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình tư duy.