PHÂN TÍCH TÍNH CÓ VẤN ĐỀ CỦA TƯ DUYI. KHÁI NIỆM TƯ DUYTƯ DUY LÀ QUÁ TR...

2. Mối quan hệ giữa vấn đề và tư duy

- Vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: như đã trình bày ở trên, tư duy không thể hình

thành nếu thiếu hoàn cảnh có vấn đề. Tình huống có vấn đề mà những biện pháp, công cụ trước

đây không thể giải quyết một cách có hiệu quả sẽ làm khời nguồn cho các hoạt động tư duy của

con người.

- Vấn đề có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi thúc

con người tư duy để tìm khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những tình huống có vấn

đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc

đẩy nhanh chóng khả năng tư duy giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Giáo viên thường xuyên cho bài tập phù hợp và động viên, khuyến khích học sinh để

năng cao khả năng học tập.

- Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy: Nói cho cùng, tất cả các hoạt

động nhận thức của con người đều xuất phát sau đó quay về hiện thực khách quan. Đối với một

tình huống có vấn đề, con người luôn có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề đó, nhưng

phương pháp nào hiệu quả nhất, ứng dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn sẽ được chọn lựa và thực

hiện. Nếu tư duy chỉ dừng lại là những suy nghĩ thì sẽ không có giá trị.

Ví dụ: đối với toán học, việc tìm ra con số Pi là vô cùng quan trọng, ngay từ thời cổ đại, đã có

nhiều nghiên cứu và đưa ra con số Pi gần đúng (từ 3,13 – 3,16). Ngày nay, các nhà toán học đã

chứng minh được con số Pi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Đã có sự tiến xa trong lĩnh

vực này, ngày nay tuy biết con số Pi là vô tận nhưng việc tìm ra con số này đã lên tới hàng chục tỷ

chữ số sau dấu phẩy (,).

- Tư duy nảy sinh và phát triển góp phần thay đổi thực tế, vấn đề. Cách giải quyết mới sẽ

giúp đặt nên những vấn đề mới hơn trong cuộc sống và lao động: Như đã nêu trong ví dụ trên,

những kết quả của tư duy mang lại hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời cũng đưa con người đối diện

với những vấn đề mới nảy sinh dựa trên nền tảng của những vấn đề cũ. Có thể lấy ví dụ về chương

trình học của học sinh cấp II và cấp III, các nội dung khá giống nhau nhưng cấp II chỉ mang tính

tổng quan, định tính còn cấp III thì đi sâu chi tiết và định lượng. Chương trình học như vậy mới

phù hợp và giúp nâng cao năng lực của học sinh.