TƯỞNG TƯỢNG CHỈ NẢY SINH TRƯỚC NHỮNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ, TỨC LÀ NHỮNG ĐÒI HỎI MỚI,THỰC TIỄN CHƯA TỪNG GẶP, TRƯỚC NHỮNG NHU CẦU KHÁM PHÁ, PHÁT HIỆN, LÀM SÁNG TỎ CÁI MỚI NHƯNGCHỈ KHI TÍNH BẤT ĐỊNH (KHÔNG XÁC ĐỊNH RÕ RÀNG) CỦA HOÀN CẢNH QUÁ LỚN (NẾU RÕ RÀ...

2.1. Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là những đòi hỏi mới,

thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nhưng

chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng rành mạch

thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong

hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua

một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song đây

cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ).

Ví dụ: khi đọc tác phẩm “sống như anh” chúng ta chưa đến nơi anh Trỗi ở, chưa được tiếp xúc

với anh, không được chứng kiến 9 phút cuối cùng bất tử của anh nhưng ta vẫn hình dung được

hình dáng, tâm trạng, khí phách, cùng với những tình tiết trong câu chuyện.