HÃY TRÌNH BÀY CÁC MỨC ĐỘ CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM.CHO VÍ DỤ MINH HỌA.BÀI...

3. Tình cảm

- Khái niệm: Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh cũng

như đối với bản thân. Là thuộc tính ổn định của nhân cách.

- Đặc điểm: Tình cảm mang tính chất ổn định, do một loại sự vật, hiện tượng gây nên,thời

gian tồn tại khá lâu dài và được ý thức một cách rõ ràng. Chủ thề nhận thức được mình đang có

tình cảm với ai ? Với cái gì ? Tính đối tượng rất nổi bật...

Tình cảm của con người có nhiều loại phụ thuộc vào đặc điểm từng cá nhân, từng hoàn cảnh

cụ thể… Trong đó có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại lâu dài và được ý

thức rõ ràng đó là sự say mê. Đây là loại tình cảm có cường độ mạnh, nó tồn tại lâu dài và ổn định

ở mỗi cá nhân. Những say mê như : say mê học tập, lao động, nghiên cứu... là say mê tích cực có

tác dụng thúc đẩy con người vươn lên để đạt được mục đích của cuộc sống. Loại say mê này,

người ta gọi là hăng say, nhiệt tình. Ngược lại, những say mê như : rượu, chè, cờ, bạc, ma túy... là

say mê tiêu cực, nó làm cho con người suy yếu cả tinh thần và thể chất. Nó ngăn cản con người

vươn lên trong hoạt động. Say mê kiểu này người ta gọi là đam mê.

 Căn cứ vào đối tượng thỏa mãn nhu cầu, người ta chia ra thành 2 nhóm: tình cảm cấp

thấp và tình cảm cấp cao.

Tình cảm cấp thấp: là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh học của cơ

thể. Ví dụ như: Sự thỏa mãn khi được ăn một món ăn ngon, hạnh phúc khi được sống trong môi

trường đầy đủ, mặc quần áo đẹp. Hay là sự chán nản với việc cơm không đủ no, áo không đủ

mặc…

• Tình cảm cấp cao: khác với con vật, ngoài những nhu cầu vật chất, con người còn có

nhu cầu tinh thần, nhu cầu tinh thần của con người cũng có nhiều loại: nhu cầu thuộc về quan hệ

giữa người và người (nhu cầu giao tiếp), nhu cầu thuộc về mối quan hệ giữa người với xã hội như

đạo đức, nhu cầu về cái đẹp, nhu cầu nhận thức..v..v... Những nhu cầu đó được thỏa mãn hay

không được thỏa mãn mà ta có các loại tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thầm mỹ...

Tình cảm đạo đức: trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường đem những lời nói, cử chỉ,

hành vi, việc làm của bản thân hay của người khác để đối chiếu với quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức xã

hội xem nó phù hợp hay không phù hợp. Nếu phù hợp thì ta phấn khởi, vui mừng, sung sướng ….

Ngược lại nếu không phù hợp thì ta cảm thấy bức rứt, bực tức, hổ thẹn, căm phẫn…Đó là biểu hiện

tình cảm đạo đức của con người. Vậy, tình cảm đạo đức là loại tình cảm có liên quan đến sự thỏa

mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của

con người đối với những người khác, đối với tập thể và đối với trách nhiệm xã hội của bản thân

mình.

Ví dụ: Những tình cảm đạo đức cơ bản là: lương tâm, nghĩa vụ, tinh thần tập thể, tình bạn

bè, đồng chí, sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô. Sự tôn trọng của người

trẻ tuổi với người lớn tuổi…

Làm thế nào để xây dựng tình cảm đạo đức? :

 Đối với cá nhân trong gia đình thì cha mẹ, ông bà, anh chị phải biết quan tâm,

thương yêu dạy dỗ con cháu sự kính trọng, tôn trọng, cách đối xử như thế nào với mọi người xung

quanh….

 Đối với cộng đồng thì phải ra sức tuyên truyền, giáo dục công dân về nghĩa vụ,

tinh thần, tình cảm, tình đồng chí, bạn bè anh em…

 Quan trọng nhất đó chính là ý thức của mỗi cá nhân cần phải chủ động học tập,

học hỏi từ cuộc sống, sách vở, người thân… qua đó đúc rút những kin nghiệm, những bài học để

ứng dụng trong giao tiếp, ứng xử của bản thân.

o Tình cảm trí tuệ: Đứng trước vấn đề nào đó, khi chưa hiểu được vấn đề ta băn

khoăn, tò mò muốn hiểu biết. Khi hiểu còn lơ mơ, ta thắc mắc hoài nghi. Khi đã nắm vững ta sung

sướng tin tưởng. Đó chính là biểu hiện của xúc cảm trí tuệ. Tính hiếu học, lòng yêu cái mới, niềm

khát khao sáng tạo... chính là tình cảm trí tuệ. Vậy, tình cảm trí tuệ là loại tình cảm có liên quan

đến sự thoa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ nảy sinh

trong quá trình hoạt động trí óc, liên quan đến quá trình nhận thức và sáng tạo. Nó biểu hiện thái độ

của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, đối với kết quả của hoạt động trí tuệ.

Làm sao đểxây dựng tình cảm trí tuệ? :

 Cần phải rèn luyện tính ham học hỏi, ham hiểu biết, luôn khát khao, sẵn sàng

học hỏi mọi lúc, mọi nơi và không ngừng đặt ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn bản chất của các

vấn đề…

 Cần ra sức học đi đôi với hành để nâng cao trình độ trí tuệ của bản thân.

 Tránh thái độ mập mờ, hoài nghi thiếu khoa học bằng cách chứng minh, đặt

câu hỏi và đi tim câu trả lời, lờ giải đáp.

Ví dụ: Sự ham hiểu biết, sự ngạc nhiên, óc hoài nghi khoa học, sự tin tưởng… Hoặc cụ thể

hơn khi thừa nhận một định lý nào đó ta đều tìm cách chứng minh để thừa nhận trước khi sử dụng

tránh sự mập mờ, hoài nghi.

o Tình cảm thẩm mỹ: là một hình thái tình cảm xã hội của con người, nhưng nó khác với

tình cảm đạo đức, trí tuệ, tôn giáo... Đó là sự rung động- cảm xúc bởi cái đẹp, cái bi, cái hài, cái

cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Khi xem bức tranh đẹp, nghe bài hát hay, ta cảm thấy

khoái chí, phấn khởi, ngược lại khi xem bộ phim, vở kịch kiểu mì ăn liền ta thấy buồn chán ... đó là

những xúc cảm về thẩm mỹ, hiện tượng yêu cái đẹp, ghét cái xấu là tình cảm thẩm mỹ. Vậy, tình

cảm thẩm mỹ là loại tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu về cái

đẹp. Tình cảm thẩm mỹ biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực, trong những

thị hiếu thẩm mỹ của con người.

Làm sao để xây dựng tình cảm thẩm mỹ?:

 Dựa vào tình cảm thẩm mĩ mà ta xây dựng những hình tượng, tác phẩm, tiêu chuẩn

về cái đẹp... hướng con người nhìn nhận đến vẻ đẹp của Chân - Thiện- Mĩ.

 Từ vai trò quan trọng của tình cảm thẫm mĩ mà cần phải giáo dục, tuyên truyền và

vận động người dân đến các tình cảm cao đẹp. Góp phần làm nhân cách con người càng càng hoàn

thiện.

 Từ những tình cảm đẹp mà tự mỗi cá nhân cần phải nhìn ra và nhận thấy những

thói xấu nhằm khắc phục và loại bỏ trong chính bản thân mình.

Ví dụ: Trước cái đẹp thì vui sướng, hân hoan, thỏa mãn. Đó là sự cảm thụ những giá trị thẩm

mỹ mang lại cho con người những khoái cảm tinh thần - khoái cảm thẩm mỹ; Trước cái xấu - khó

chịu, bực tức, cảm ghét; Trước cái bi - đau đớn, thương tiếc, đồng cảm và khao khát muốn trả thù

vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống… Cụ thể hơn là những rung cảm trước những người đẹp, những

loài hoa đẹp hoặc rung cảm, tự hào, xúc động với những vẻ đẹp của non sông, đất nước….

o Tình cảm mang tính chất thế giới quan: đây lả mức độ cao nhất của tình cảm con

người. Tình cảm này bền vững, ổn định hơn tất cả các mức độ trên, do một loại sự vật hay phạm

trù nào đó gây nên, có tính chất khái quát rất cao và có tinh thần tự giác, ý thức cao. Trong tiếng

Việt, loại tình cảm này được diễn đạt bằng những từ " tính ", "lòng", "tinh thần" ở đầu danh từ :

"tính giai cấp", "tính kỷ luật", "lòng yêu nước", "tinh thần trách nhiệm", "tinh thằn giai cấp"...

Ví dụ: Tinh thần yêu nước của công dân Việt Nam, tinh thần hữu nghị, hòa bình, hợp tác đối

với bạn bè thế giới, như các chuyến giao lưu tàu thanh niên các nước Đông Nam Á, sự giúp đỡ về

mặt vật chất và tình thần của nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản trong trận động đất, sóng thần

Làm sao để xây dựng tình cảm mang tính chất thế giới quan?:

 Từ vai trò và ý nghĩa của tình cảm thế giới quan mà chính bản thân mỗi con người

cần phải rèn luyện, vun đắp cho mình hằng ngày như tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu

nước... để sống tốt cho bản thân, gia đình, cộng đồng và góp phần cống hiến cho đất nước.

 Đối với nhà nước và xã hội cần vận động, giáo dục các thành viên xã hội có tình

cảm mang tính thế giới quan để góp phần xây dựng tổ quốc, giao lưu, mở rộng hợp tác với các

quốc gia và các tổ chức quốc tế trên toàn cầu.

 Xây dựng tình cảm mang tính thế giới quan bằng các hoạt động thực tiễn hằng ngày

như gióp tiền cho đồng bào lũ lụt, tương thân tương ái vì cộng đồng, "tiếp sức mùa thi", "mùa hè

xanh" "trái tim nhân ái", "góp đá cho Trường Sa"... nhằm biến tình cảm thế giới quan đi vào thực

tiễn đời sống.

 Không coi thường tình cảm thế giới quan mà cần phải ý thức rõ vai trò của tình cảm

này rất quan trọng và góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, xã hội văn minh, góp phần làm cho

những công dân Việt Nam vừa "hồng" lại vừa "chuyên" theo lời Hồ Chủ tịch.

III. Kết luận

Tóm lại tình cảm con người có những mức độ đa dạng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tâm

sinh lý, tính cách mỗi cá nhân và trong từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

Từ những giá trị, vai trò của tình cảm đối với cá nhân và xã hội. Con người cần phải nhận thức

rõ ràng và làm chủ tình cảm, cảm xúc của bản thân. Từ đó rèn luyện những cảm xúc đẹp, tích cực,

hướng bản thân đến những giá trị của Chân – Thiện – Mỹ. Luôn trau dồi, học hỏi những tình cảm,

thái độ tốt đẹp để làm đẹp hơn nhân cách chính mình, đôi xử hoa hợp với mọi người xung quanh

Ngoài ra, dựa vào các mức độ của tình cảm mà con người cần có những giải pháp, biện pháp để

tác động vào tình cảm các cá nhân, giáo dục, hướng tình cảm các cá nhân theo chiều hướng tích

cực, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và đồng thời khắc phục, hạn chế và loại bỏ những

tình cảm tiêu cực của con người trong đời sống xã hội. Bạn thân cần ý thức được những tình cảm,

cảm xúc của chinh mình để hoàn thiện bản thân, sông tốt và sống có ích, tạo điều kiện cho tình cảm

cấp cao được hình thành thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu và đời sống xã hội