MỐI LIỆN HỆ GIỮA TÌNH CẢM VÀ XÚC CẢM NHƯ ĐÃ NÓI Ở TRÊN, XÚC CẢM LÀ CƠ SỞ CỦA TÌNH CẢM

3 - Mối liện hệ giữa tình cảm và xúc cảm

 Như đã nói ở trên, xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành từ quá trình

tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù,

cùng một phạm vi đối tượng). Ví dụ: tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm (dương

tính) thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ chăm sóc thoả mãn nhu cầu, dần dần

được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá mà thành.

 Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lại

thể hiện qua xúc cảm phong phú đa dạng và chi phối xúc cảm.

Kết luận:

 Qua đây ta có thể thấy được ý nghĩa và vai trò của tình cảm đối với đời sống:

 Với nhận thức: là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý, ngược lại nhận

thức là cơ sở, là cái “lý” cho tình cảm => lý và tình là hai mặt của vấn đề nhân sinh quan

thống nhất của con người.

 Với hoạt động: tình cảm nảy sinh và biểu tượng cho hoạt động, đồng thời đó cũng là động

lực thúc đẩy con người.

 Với đời sống: có vai trò to lớn, vì không có tình cảm thì con người không thể tồn tại và thiếu

đi tình cảm thì hoạt động cuộc sống không thể bình thường.

 Với công tác giáo dục: vừa là điều kiện, vừa là nội dung, đồng thời cũng là nội dung, mục

đích của giáo duc.

Vd: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh,sinh viên phải đi từ xúc cảm đồng loại: Xây dựng tình

yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình, yêu mái nhà, yêu từng con người trong gia đình,

yêu làng xóm,...

 Như nhà văn Êrenbua (Nga) đã từng nói: "Dòng suối chảy ra dòng sông, dòng sông chảy ra

Đại trường giang Vônga,, Đại trường giang Vônga chảy ra biển cả. Lòng yêu nhà, yêu quê

hương đất nước trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 Cần kiên trì trong quá trình hình thành tình cảm.