CÂU 20. BẰNG KIẾN THỨC TÂM LÍ HỌC, HÃY GIẢI THÍCH NHỮNG CÂU THƠ SAU ĐÂ...

2. Giải thích các câu thơ:

a) Câu thơ “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu”

Câu thơ này thể hiện quy luật di chuyển của tình cảm.

Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này

sang một đối tượng khác.

Biểu hiện của quy luật: Những hành động “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”, gán ghép

một cách máy móc những tình cảm của mình đối với đối tượng này lên đối tượng khác.

• Ứng dụng:

Kiềm chế cảm xúc, tránh vơ đũa cả nắm, tuy nhiên cũng cần xem xét các mối quan hệ của

đối tượng đang nghiên cứu với những đối tượng khác.

Tránh tình trạng thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt, ghét nên xấu”

• Vận dụng để giải thích câu thơ trong đề bài:

Câu thơ trên thể hiện quy luật di chuyển, vì nó thể hiện sự di chuyển tình cảm của người vợ. Từ

tình yêu quê hương đất nước ở hành động “Qua đình ngả nón trông đình”, tình cảm này được di

chuyển sang tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng. Đối tượng ban đầu là quê hương đất nước, tình

cảm từ đối tượng đó được di chuyển sang đối tượng thứ hai là gia đình.

b) Câu “Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”

Đây cũng là biểu hiện của quy luật di chuyển, vì nó thể hiện sự di chuyển tình cảm từ đối tượng

thứ nhất là người yêu di chuyển sang các đối tượng “đường đi”, “tông chi họ hàng”.

c) Câu “Con nhớ anh nhiều đêm không ngủ, nó khóc làm em cũng khóc theo”

Đây là ví dụ cho quy luật lây lan.

Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể truyền “lây” sang người khác

như “vui lây”,“buồn lây”.

Biểu hiện của quy luật: Những hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, những sự đồng cảm trong

cuộc sống.

Ứng dụng của quy luật: Quy luật được ứng dụng trong các hoạt động tập thể như lao động

và học tập.

Vận dụng quy luật để giải thích câu thơ: Hành động khóc của đứa bé đã gây ra cảm xúc

tương tự ở người mẹ, làm xuất hiện ở người mẹ những cảm xúc tương tự, kết quả là người mẹ khóc

theo. Đây là ví dụ cho hiện tượng “buồn lây”.