HÔM ĐÓ, NAM VÀ DŨNG CÓ MÂU THUẪN VỚI NHAU, LỜI QUA TIẾNG LẠI DẪN ĐẾ...

9. Hôm đó, Nam và Dũng có mâu thuẫn với nhau, lời qua tiếng lại dẫn đến đánhnhau. Trong lúc bực tức, Dũng đã lấy chiếc xe đạp của Nam ném rất mạnh ra đườngkhiến nó bị hư hỏng. Dũng cho rằng do Nam đánh Dũng trước nên Dũng mới làm nhưvậy. Trong trường hợp này, Dũng vì bực tức mà làm hỏng tài sản của Nam thì có đúngkhông? Pháp luật quy định việc xử lý đối với hành vi hủy hoại hoặc làm hỏng tài sản củangười khác như thế nào?Trả lời: Mỗi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu, tôn trọng tài sản của người khác,không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. Nếugây hư hỏng hoặc gây thiệt hại tài sản của người khác thì phải sửa chữa hoặc bồi thườngtheo quy định của pháp luật. Bởi vậy, Dũng không thể lấy lý do bực tức Nam mà làm hỏngtài sản của Nam như trong trường hợp trên.Theo quy định của pháp luật, mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản thì tùy theomức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sảncủa người khác, pháp luật quy định hình thức xử lý như sau:- Xử phạt hành chính: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hànhhủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như chưa đến mức truy cứu tráchnhiệm hình sự (điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ - CP ngày 12/7/2010 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xãhội).- Xử lý hình sự: tùy theo giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng (từ hai triệu đồng đếnnăm trăm triệu đồng trở lên) và tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị phạtcải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (Điều 143Bộ luật hình sự).