4. Cảm xúc của
Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến tiếc,
nhà thơ khi
bịn rịn không muốn rời Bác. Khổ thơ đã diễn tả tâm trạng lưu
tạm biệt lăng
luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
Bác( khổ 4)
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
- Từ chỉ thời gian "mai” đi liền với địa danh "miền Nam” gợi sự
chia xa, gợi khoảng cách, gợi cả tấm lòng, tình cảm của những
người con miền Nam
- lối nói "thương trào nước mắt” đã cụ thể hóa nỗi nhớ thương
da diết, gợi chiều sâu của sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ
của những người miền Nam. Nhà thơ bày tỏ ước muốn hóa thân
để ở lại bên cạnh Bác.
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đó hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
- Nhịp điệu dồn dập và điệp từ "muốn làm” khởi đầu cho mỗi
dòng thơ giúp nhà thơ tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của
niềm mong ước.
- Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi: "con chim”, "đóa hoa”, "cây
tre”
+ Lớp nghĩa thực: Tác giả muốn góp cuộc đời mình để làm đẹp
cho cảnh quan quanh lăng, ao ước được hóa thân thành con
chim để cất tiếng hót làm vui lăng Bác; làm đóa hoa để đem lại
sắc hương , tô điểm cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước
nguyện "muốn làm cây tre trung hiếu” để nhập vào hàng tre bát
ngát, tỏa bóng mát cho lăng.
+ Lớp nghĩa ẩn dụ: Khát vọng ở lại để canh giấc ngủ thiên thu
cho người, bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già của
dân tộc, góp phần làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang, trung
hiếu của tâm hồn Việt Nam
- Hình ảnh cây tre có tính tượng trưng, một lần nữa nhắc lại
khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre
quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa
mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.
-> Bài thơ khép lại bằng hình ảnh “cây tre trung hiếu”, tạo nên
một kết cấu đầu cuối tương ứng, nhằm bày tỏ khát vọng và tấm
lòng nhà thơ dành cho Bác.
III- ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP
A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Đề 1
Cho hai 4 câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
(Viễn Phuơng, Viếng lăng Bác, trong Ngữ văn 9 , tập hai,
NXB Giáo dục 2005, trang 58)
a) Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên.
b) Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã
học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thợ).
c) Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ "bảy mươi chín mùa
xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào?
d) Hình ảnh "kết tràng hoa” có ý nghĩa rất đẹp. Em hãy chỉ ra ý nghĩa đẹp của hình
ảnh ấy?
e) Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ trên (có câu chứa thành phần biệt lập)
Gợi ý:
a) Phân tích để thấy:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ "mặt trời". Điều đó khiến ẩn
dụ "mặt trời trong lăng" nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" để viết về Bác, Viễn Phương đã
ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đổng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" cũng thể hiện sự tôn kính,
lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước
ta.
b) Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn …)
c) Cụm từ "bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu là Bác Hồ đã 79 tuổi, chuyển
nghĩa theo phương thức hoán dụ.
d) Hình ảnh "kết tràng hoa” thể hiện nhân dân muốn dâng lên Bác những gì đẹp
nhất, tinh túy nhất thể hiện lòng thành kính biết ơn và kính trọng Bác.
e) Đoạn văn tham khảo:
Khổ thơ trên được trích trong văn bản "Viếng lăng Bác” được sáng tác năm
1976 đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc tôn kính của tác gải, cả nhân
dân đới với Bác Hồ kính yêu. Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi
trong tác giả những liên tưởng mới:
Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua
trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ
chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt
trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết
đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu
thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu
đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời
(Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và
trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói
đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết
ơn đối với Bác.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong
lòng nhà thơ:
Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm
lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”
vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao
trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa
hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời
đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một
ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi
liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là
“tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ,
tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp
nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây
hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành
kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng
thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính
trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng
thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác
Đề 2:
Cho đoạn thơ sau: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng
sáng dịu hiền / Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Bạn đang xem 4. - Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn