(5,0 ĐIỂM ) A. ĐẢM BẢO CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 2 (5,0 điểm )

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết

bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm

thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu từ đó liên hệ với đoạn

thơ trong bài Từ ấy và nhận xét tình cảm cách mạng của Tố Hữu qua hai đoạn thơ .

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Khái quát chung

- Vài nét về tác giả, tác phẩm và xác định vấn đề nghị luận

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị .Việt Bắc là bài thơ xuất sắc trong tập thơ cùng tên

của ông. Đoạn thơ tám câu đầu đã thể hiện ân tình trong cuộc chia tay lịch sử giữa cán

bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc và những kỉ niệm kháng chiến gian khổ mà hào

hùng.

* Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc

- Bốn câu đầu : Lời ướm hỏi và dặn dò của người ở lại

+ Lời ướm hỏi ngọt ngào tình tứ của người ở lại

+ Khơi gợi kỉ niệm về thời gian: 15 năm- một thời kì hoạt động CM, gian khổ , hào

hùng nghĩa tình sâu nặng .

+ Khơi gợi kỷ niệm về không gian: cây, núi, sông, nguồn… chỉ căn cứ cách mạng

nơi giao lưu nghĩa tình quân dân.

=> Thể hiện tâm trạng của người ở lại lưu luyến, thông qua cặp đại từ : Mình- Ta, điệp

từ nhớ.Dặn dò, nhắn nhủ người ở lại đừng quên kỷ niệm gắn bó .

- Bốn câu còn lại: Tiếng lòng của người ra đi

+ Tâm trạng xao xuyến bâng khuâng bồn chồn…

+ Xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời, chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt và cái

bắt tay đầy lưu luyến…

- Nghệ thuật

+Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.

+ Giọng thơ ngọt ngào tâm tình sâu lắng.

+ Sử dụng kết cấu đối đáp giao duyên trong ca dao, dân ca.

+ Sử dụng cặp đại từ Mình – Ta.

+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ …

- Đánh giá khái quát về đoạn thơ

Đoạn thơ khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của tình quân dân gắn bó keo sơn trong một

thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình cảm ấy thắm thiết như tình yêu đôi lứa,

thủy chung như nghĩa vợ chồng son sắt trước sau như một.

*Liên hệ với khổ thơ trong bài Từ ấy

- Về nội dung

Tố Hữu chuyển biến sâu săc trong tình cảm . nhà thơ gắn bó và đã trở thành người

thân thiết ruột thịt trong đại gia đình lao khổ đồng cảm, chia sẻ với tất cả mọi người .

- Về nghệ thuật:

+ thể thơ 7 chữ với cách xưng hô thân tình ruột thịt .

+ dùng điệp từ đã là .

+ dùng từ ước lệ chỉ số nhiều vạn nhà, vạn kiếp

* Nhận xét tình cảm cách mạng của Tố Hữu qua hai đoạn thơ

- Giống nhau :

+Tình cảm cách mạng trong hai đoạn thơ đều thiết tha, sâu lắng, chân thành; được thể

hiện qua phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu

+Tình cảm cách mạng trong hai đoạn thơ đều xuất phát từ những con người yêu nước,

giác ngộ cách mạng, tự nguyện gắn bó với cách mạng, nhân dân, sẵn sàng dấn thân vì

đất nước.

- Khác nhau :

Ở Việt Bắc:

+ Tình cảm cách mạng là tình cảm từ hai phía trong kháng chiến gian khổ nhưng thật

hào hùng. Tình cảm ấy đã được thể hiện thật xúc động trong cảnh chia tay với tâm

trạng lưu luyến bịn rịn và nỗi nhớ tha thiết của người đi – kẻ ở.

+ Tình cảm được gợi tả bằng thể thơ lục bát truyền thống và kết cấu theo lối đáp giao

duyên trong ca dao dân ca.

Ở Từ Ấy

+ Tình cảm cách mạng là tình cảm lớn của người thanh niên yêu nước trong buổi đầu

giác ngộ lí tưởng cách mạng.

+ Tình cảm ấy được gợi tả bằng thể thơ thất ngôn với âm điệu tha thiết, sâu lắng.

Giọng thơ tự sự – người thanh niên yêu nước kể lại một kỉ niệm vui sướng trong cuộc

đời cách mạng của mình: ngày chính thức đến với lí tưởng cách mạng, từ đó có sự

chuyển biến lớn trong nhận thức và tình cảm.

* Đánh giá chung:

Hai đoạn thơ ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng đã thể hiện thành

công tài năng nghệ thuật và tình cảm gắn bó với cách mạng của Tố Hữu ở mỗi chặng

đường cách mạng.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.