CẢM XÚC CỦAVIỄN PHƯƠNG LÀ MỘT NGƯỜI CON MIỀN NAM, THAM GIA HOẠT ĐỘN...

1) Cảm xúc của

Viễn Phương là một người con miền Nam, tham gia hoạt động

nhà thơ trước

và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như nhiều

lăng Bác( Khổ

đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi một ngày ra

1|):

thăm Bác. Bởi vậy, khi đứng trước lăng Người, nhà thơ không

giấu nổi niềm xúc động: cảm xúc bồi hồi pha lẫn với nỗi xúc

động sâu xa:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

- Với lời lẽ giản dị, câu thơ như một lời thông báo ngắn gọn:

Nhà thơ ở miền Nam, nơi tuyến đầu của tổ quốc, sau bao nhiêu

năm mong mỏi nay cũng được về thăm người.

- Sử dụng đại từ nhân xưng “Con – Bác”:

+ Đó là lối nói, lối xưng hô quen thuộc của người miền Nam

để gợi sự gần gũi, thân thiết.

+ Thể hiện được lòng tôn kính và tình cảm yêu thương ruột

thịt.

+ Gợi một liên tưởng, đó là Viễn Phương như một đứa con xa

nay mới được trở về bên người cha già của dân tộc.

- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh khi sử dụng từ “thăm”

thay vì dùng từ “viếng”:

+ Để giảm bớt nỗi đau thương, mất mát của những đứa con xa

về muộn

+ Đồng thời, bất tử hóa hình tượng Bác trong lòng những

người con miền Nam và đối với cả dân tộc

=> Câu thơ giản dị như một lời kể, song nó lại gói gém bao

tình cảm của người con miền Nam sau bao mong nhớ, đợi chờ

mới được về thăm lăng Người.

Đứng trước lăng vị cha già kính yêu của dân tọc, ấn tượng

đầu tiên trong lòng nhà thơ chính là hàng tre xanh mát:

“Đã thấy trong sương hàng tre hát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

- Từ cảm thán “Ôi!” biểu thị niềm xúc động, tự hào trước hình

ảnh hàng tre quanh lăng Bác.

- Hình ảnh “hàng tre bát ngát” là một hình ảnh tả thực về quang

cảnh quanh lăng Bác; đồng thời gợi sự gần gũi, thân thương của

những xóm làng Việt Nam.

- Hình ảnh “hàng tre xanh xanh Việt Nam” là hình ảnh ẩn dụ

mang ý nghĩa tượng trưng:

+ Hàng tre ấy tượng trưng cho những con người, dân tộc Việt

Nam với sức sống tràn trề.

+ Gợi tả một quân đội với tinh thần kiên cường, bất khuất,

trong “bão táp mưa sa” vẫn đứng bên canh giữ giấc ngủ ngàn

thu của Người.

+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” gợi về những khó khăn,gan khổ

mà nhân dân ta đã cùng nhau “chung lưng, đấu cật” để dựng

nước và giữ nước.

+ Lối miêu tả “đứng thẳng hàng” gợi những hàng tre mang

dáng dấp cứng cỏi, kiên cường, hiên ngang, bất khuất như tính

cách của người dân Việt Nam.

=> Khổ thơ là niềm xúc động sâu sắc, niềm thành kính của

Viễn Phương khi đến thăm và đứng trước lăng Bác.